789

Cách dạy trẻ tự học tại nhà mà không cần nhắc nhở

Thứ Sáu, 24/05/2019 06:57 AM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ rất chú trọng trong việc dạy con kỹ năng tự học. Bởi nếu trẻ biết tự học sớm sẽ trở nên chủ động, tự tin và thành đạt trong cuộc sống. Bạn có thể dạy con tự học qua các phương pháp dưới đây:

day-tre

Lên kế hoạch học tập

Ở Việt Nam, cha mẹ nhiều khi thương con vất vả nên luôn muốn giúp đỡ con, nhưng không nên việc gì cũng làm hộ cho con. Khi con đến trường, cha mẹ thường phải mất thời gian chuẩn bị cho con sách vở và mọi đồ dùng học tập, thậm chí bài về nhà cũng phải nhắc con làm, chỉ dẫn tận tình rồi kiểm tra lại cho con. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả học tập, các bậc cha mẹ nên khuyến khích con tự học, tự lên kế hoạch học tập, tự giác thực hiện theo thời gian biểu đã phân công.

Kỷ luật khi học

Trẻ cần tự rèn luyện thói quen tự giác học, không cần ai nhắc nhở, phải hiểu sâu nội dung được dạy, thật sự kiên trì, tập trung học, không làm bất kì việc nào khác xen lẫn với việc học. Và khi tiếp nhận kiến thức từ thầy cô cần phải kiểm tra lại để xem nội dung đã đầy đủ, chính xác tuyệt đối chưa để tránh hiểu sai nội dung bài học. Có nhiều cách để trẻ tự kiểm tra lại kiến thức như:

– Tự liệt kê lại kiến thức ra giấy hoặc đọc nhẩm

– Nhờ cha mẹ kiểm tra vấn đáp lại

– Nên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức đã học

Chọn lọc kiến thức học

Trẻ đến trường tiếp nhận rất nhiều kiến thức mới, có nhiều nguồn cung cấp các kiến thức phổ thông. Do đó, cha mẹ cần phải dạy trẻ biết cách lắng nghe, chọn lọc và ghi nhớ các thông tin quan trọng, cần thiết bằng cách chuyển hóa dưới dạng hình ảnh. Như vậy, trẻ sẽ tránh được tình trạng lẫn lộn nhiều thông tin khiến chúng mệt mỏi và sợ học.

Đừng bao giờ giới hạn con

Tôi luôn mong con giỏi toán, giỏi tiếng Anh, nhảy múa hát ca điêu luyện như các bạn. Nhưng chị bạn tôi lại quan niệm ngược lại: Cứ cái gì con thích mà con giỏi hẳn lên là được.

Cháu có thể là học sinh trung bình môn Toán nhưng là cá nhân xuất sắc môn thủ công, cháu có thể chẳng ham mê lắm môn thể dục nhưng lại yêu đến đắm đuối môn mỹ thuật. Với chị, thế là đủ.

Nếu tôi đặt nặng môn này mà coi nhẹ môn khác, run rủi thay khả năng và sở thích của cháu lại ở môn khác đó thì có phải tôi đã thui chột tương lai của con hay không?

Tôi nài ép con học, nhưng tôi lại chẳng biết cháu có phù hợp không thì liệu có ích gì? Giới hạn của con hóa ra lại do chính bố mẹ khoanh lại, tôi không muốn tình yêu con lại biến thành áp lực như thế.

Hãy cho con được sai

Lũ trẻ rất cứng đầu và nghịch ngợm. Chúng nghĩ đủ mọi cách để đi ngược lại với lời khuyên của bố mẹ. Tôi dặn con phải cẩn thận con dao sắc, thì chắc chắn thằng bé sẽ thò tay vào để thử.

Tôi nhắc con trời lạnh thì kiểu gì nó cũng cởi áo ra chơi đóng vai với các bạn. Tôi bảo đi giày vậy là sai rồi, kiểu gì nó cũng giữ y nguyên thì thôi.

Thời gian đầu tôi rất điên đầu vì con ương bướng quá. Tôi cứ nghĩ sau này cháu còn dậy thì, còn yêu đương, đi làm thì tôi biết nói sao để cháu nghe đây? Tôi nói mà con không nghe, vậy tôi sẽ không nói nữa!

Tôi để thằng bé bị đứt tay do nghịch dao, để nó bị cảm do trời lạnh, để nó bị ngã do đi trái giày, để nó bị cô phạt vì nói chuyện.

Sau mỗi lần con bị "gậy ông đập lưng ông" tôi sẽ ngồi nói chuyện với con, để con thấy lỗi sai là do chính mình, con làm đau chính mình thì con phải chịu.Thế là từ đó cháu thôi hẳn trò ăn vạ, ngưng khóc lóc ỉ ôi đổ lỗi cho người khác.

Khen ngợi đúng lúc

Khi con kiếm được một lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm. Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho trẻ phấn đấu hơn nữa. Lưu ý, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu, tiến bộ của con, đừng khen ngợi điểm số.

Không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con

So sánh là một việc xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa.

Đừng thưởng

Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Biết đó là việc của bản thân, trẻ làm sẽ thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn là việc của người khác.

Không giảng bài cho con

Cha mẹ giảng bài thường khiến khoảng cách giữa cha mẹ và con xa nhau hơn vì cha mẹ hiếm khi bình tĩnh trước sự "không biết gì" của con. Được cha mẹ giảng, con sẽ có tư tưởng ỷ lại cha mẹ. Việc học là việc của con, nếu không hiểu, con có thể hỏi cô hoặc tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Cha mẹ đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu một chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua. Giáo dục Việt Nam dạy theo vòng xoáy trôn ốc, bài học đó sẽ quay lại vào lúc nào đó và bổ sung kịp thời cho con.

Hơn nữa, khi bài giảng của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp sẽ khiến cô khó dạy con, lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...