Cách điều trị mỡ máu cao đơn giản, an toàn mà hiệu quả

Chủ Nhật, 23/06/2019 10:32 AM (GMT+7)

Mỡ máu cao là một trong những yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe bên cạnh tiểu đường, huyết áp. Đây chính là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy các bệnh lý về tim mạch.

mo-mau

Nghiên cứu cho thấy, mỡ máu cao gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim, tỷ lệ tử vong do các bệnh lý liên quan đến mỡ máu cao chiếm hơn 50% tỷ lệ tử vong do các bệnh khác trên toàn thế giới.

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu với thành phần ảnh hưởng quan trọng nhất là cholesterol. Mỡ máu cao được đánh giá thông qua các chỉ số sau đây:

Chỉ số cholesterol toàn phần: Lớn hơn 200mg/dLChỉ số LDL: Lớn hơn 100mg/dL

Dưới đây, bạn hãy tìm hiểu 5 cách điều trị mỡ máu cao đơn giản, an toàn mà hiệu quả

1. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống của bạn cần đầy đủ những thực phẩm sau:

Bổ sung thêm nhiều chất xơ

Chất xơ là phần khó tiêu hóa của thức ăn có trong các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt… Thực phẩm có nhiều chất xơ có thể giúp làm giảm cholesterol máu bằng cách khiến cho axit mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, nhờ đó hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Chất xơ có thể làm giảm chỉ số triglyceride, LDL và làm tăng chỉ số cholesterol tốt HDL, nhờ đó làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch…

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bằng cách giảm mỡ máu, mà còn hỗ trợ bạn hấp thu được những chất dinh dưỡng cần thiết khác bằng cách tăng cường hệ vi sinh đường ruột.

Ăn thực phẩm chứa chất béo tốt

Những thực phẩm chứa chất béo tốt bạn nên ăn bao gồm:

• Chất béo không bão hòa đa: có nhiều trong dầu đậu nành, dầu ngô và dầu hướng dương, hạt hướng dương, bơ thực vật… Loại chất béo này có thể giúp hạ mức cholesterol trong máu, tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều chất béo này vì có thể làm giảm lượng cholesterol tốt cho cơ thể.

• Chất béo không bão hòa đơn: được tìm thấy trong dầu ô liu, bơ, đậu phộng, các loại đậu khô, đậu Hà Lan… Loại chất béo này vừa có tác dụng làm giảm cholesterol xấu mà không làm ảnh hưởng tới cholesterol tốt, giúp hỗ trợ điều trị mỡ máu cao.

• Axit béo omega-3: Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu… hay dầu hạt lanh, quả óc chó. Đây là loại chất béo tốt giúp giảm nguy cơ bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ và viêm khớp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất béo tốt này nếu được sử dụng thay cho chất béo bão hòa, có thể giúp làm giảm mức cholesterol toàn phần, cải thiện mỡ máu và phòng ngừa được nhiều bệnh.

Lựa chọn nguồn cung cấp đạm

Để tăng cường sức khỏe và tạo năng lượng cho hoạt động sống mỗi ngày, bạn nên bổ sung khoảng 1g protein/1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, nếu bạn nặng 70kg sẽ cần bổ sung khoảng 70g protein. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn nguồn cung cấp lượng protein tốt cho sức khỏe.

Thịt đỏ bao gồm thịt trâu, bò, heo… là thực phẩm giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm tuy nhiên lại có hàm lượng cholesterol cao, vì vậy không tốt cho người bệnh mỡ máu. Bạn có thể thay thế thịt đỏ bằng nguồn đạm khác bao gồm thịt trắng và đạm từ thực vật. Thịt trắng bao gồm thịt gà, vịt… chứa nhiều axit béo không bão hòa, có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch, giảm nguy cơ ung thư.

2. Từ bỏ thói quen xấu

Các thói quen xấu bạn cần từ bỏ bao gồm:

Hút thuốc lá, uống rượu bia

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm chỉ số tốt HDL và làm tăng chỉ số xấu LDL. Thói quen hút thuốc sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể khó đào thải, dẫn đến tình trạng mỡ thừa trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, xơ vữa, hẹp mạch máu…

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị đột tử gấp 10 lần ở nam giới và gấp 5 lần ở nữ giới. Thuốc lá không chỉ có hại cho tim mạch mà còn tác động xấu đến lá phổi.

Thói quen uống rượu ở mức độ vừa phải khoảng 1 ly mỗi ngày có thể giúp làm giảm chỉ số LDL, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm tăng cholesterol toàn phần, chất béo trung tính, tăng huyết áp, làm tổn thương gan và bệnh lý tim mạch khác.

Ăn thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ

Những món ăn nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Chất béo cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm nặng hơn tình trạng mỡ máu, gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường. Vì vậy, bạn nên dùng các món ăn được chế biến bằng cách hầm, luộc hoặc hấp thay thế.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ thực phẩm có nhiều muối có thể khiến tim đập nhanh và làm tăng huyết áp. Người bệnh mỡ máu cao thường bị các bệnh lý về tim mạch, việc ăn nhiều muối sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Bạn nên hạn chế các thực phẩm bao gồm dưa muối, cà muối, thịt xông khói, thức ăn đóng hộp…

Ít vận động, ngồi quá nhiều

Những người lười vận động, thường xuyên ngồi nhiều hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng mỡ máu cao, bệnh tim mạch. Điều này do cơ thể khi ít vận động sẽ làm giảm nồng độ cholesterol tốt và tăng nồng độ lipoprotein xấu. Thói quen tập luyện đều đặn sẽ giúp đốt cháy calo, kiểm soát cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch.

3. Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với mọi lứa tuổi và giúp giảm mỡ máu bao gồm:

• Yoga: Các bài tập yoga có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. Yoga có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần thoải mái, thư giãn, cải thiện vóc dáng và đẩy lùi được nhiều bệnh. Vì thế, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút tập yoga mỗi ngày để nhận được những lợi ích này.

Các tư thế tập yoga giúp giảm mỡ máu bao gồm tư thế bánh xe, tư thế kéo giãn bụng, tư thế ngồi xoắn nửa cột sống, tư thế gập bụng…

• Đạp xe: Đạp xe là bài tập có khả năng tiêu thụ năng lượng cao, giúp đốt cháy lượng mỡ thừa và làm giảm cholesterol hiệu quả. Đạp xe giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho cơ xương, thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát tiểu đường, cân nặng…

Bạn có thể lên lịch đạp xe khoảng 5 lần/tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút, sau đó có thể tăng dần mức độ tùy vào sức khỏe.

• Đi bộ: Đi bộ là bài tập nhẹ nhàng, đơn giản mà lại hiệu quả, phù hợp với mọi lứa tuổi. Đây là cách tập luyện tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị mỡ máu. Người thường xuyên đi bộ với nhịp điệu nhanh và đều sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, đốt cháy calo và các mô mỡ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....