Cách giúp mẹ bầu nhận biết mình có bị bệnh tan máu bẩm sinh hay không

Thứ Tư, 08/05/2019 03:22 PM (GMT+7)

Bệnh tan máu bẩm sinh là một tình trạng di truyền. Bởi vậy, bà bầu cần kiểm tra sức khỏe để tránh việc di truyền bệnh cho thai nhi, đảm bảo thai kỳ an toàn.

Nhận biết bà bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu có thể phát hiện ra bạn có mang gien tan máu bẩm sinh trước tuần thứ 10 của thai kỳ.

Mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị cũng như sử dụng thuốc thường xuyên nếu nhận thấy mình đang mắc phải một hoặc vài dạng khác nhau của tan máu bẩm sinh.

Tuy nhiên, một điều khá phổ biến đối với những người mắc bệnh tan máu bẩm sinh thể alpha hoặc tan máu bẩm sinh thể beta là họ không biết chính mình đang gặp phải tình trạng này. Bởi thông thường, bệnh nhân chỉ mang gien đột biến hoặc gien mang bệnh và không có triệu chứng. Mang thai có thể là thời điểm đầu tiên bạn phát hiện ra mình mang đột biến gien tan máu bẩm sinh.

tanmaubamsinh

Nhận biết thai nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Tình trạng tan máu bẩm sinh thường di truyền và được mang gien lặn. Điều này có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh của bé là khá ngẫu nhiên. Nếu bạn hoặc chồng mang mầm bệnh tan máu, thai nhi sẽ có 50% nguy cơ thừa hưởng tình trạng khiếm khuyết gien.

Ngoài ra, trong trường hợp cả bạn lẫn chồng đều có mầm bệnh tan máu bẩm sinh, tỷ lệ sẽ diễn biến như sau:

25% khả năng bé sẽ không phải là người mang mầm bệnh, cũng như không mắc bệnh

50% khả năng bé sẽ trở thành người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng

25% có nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nghiêm trọng.

Nếu bạn và chồng đã được chẩn đoán có đặc điểm tan máu bẩm sinh tiềm ẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện biện pháp xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá xem liệu thai có bị di truyền chứng bệnh này hay không.

Các hình thức kiểm tra xét nghiệm bao gồm:

Sinh thiết gai nhau (CVS):

- Lấy một mẫu nhỏ của nhau thai để xét nghiệm DNA vào khoảng từ tuần thứ 11 đến 14 của thai kỳ

- Chọc dò nước ối được thực hiện sau 15 tuần mang thai

- Lấy mẫu máu thai nhi thông qua dây rốn khi mẹ bầu mang thai từ 18 – 21 tuần.

Việc thai nhi bị ảnh hưởng bởi thiếu máu chuỗi alpha mức độ nặng nên sẽ có cơ hội sống sót rất thấp. Do đó, một số bố mẹ thường sẽ cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ. Điều này là do em bé có thể không thể phát triển như các bé bình thường dù phải trải qua khá nhiều phương pháp điều trị.

Ảnh hưởng của người mẹ mắc bệnh tan máu bẩm sinh đối với thai nhi

Cho dù bạn bị bệnh tan máu bẩm sinh hay chỉ là người mang mầm bệnh, em bé sẽ có thể tránh khỏi tác động của căn bệnh này nếu mẹ bầu uống 5mg axit folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Điều này là do bệnh có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Việc uống axit folic đều đặn cũng giúp máu trở nên khỏe mạnh. Bệnh tan máu bẩm sinh có thể dẫn đến thiếu máu khi mang thai. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một vài xét nghiệm để xem mẹ bầu có nên bổ sung sắt hay không.

Ngoài ra, tình trạng tan máu bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến cách xương phát triển làm cho việc sinh nở thông qua ngả âm đạo trở nên khó khăn. Trường hợp mẹ có biến dạng khung chậu thì khó có thể sinh thường được.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....