Cách khắc phục tình trạng nôn nghén khi mang thai

Thứ Ba, 14/11/2023 10:34 AM (GMT+7)

Triệu chứng nôn nghén trong thời kỳ mang thai là biểu hiện mà hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Đây là biểu hiện bình thường do sự thay đổi của nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.

Thông thường mẹ bầu sẽ gặp phải cảm giác buồn nôn vào giai đoạn trong những tuần đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, không ít trường hợp trong suốt 9 tháng mang thai, có những thời điểm mẹ vẫn bị buồn nôn và nôn nghén như giai đoạn đầu. Cơn ốm nghén còn đi kèm theo các triệu chứng điển hình như cơ thể mệt mỏi, dễ nhạy cảm với các loại mùi và thay đổi khẩu vị, có thể sẽ trở nên kén ăn hơn.

Nếu tình trạng nôn nghén kéo dài không được cải thiện, mẹ bầu có thể bị suy nhược cơ thể, thiếu chất ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Sau đây là một số biện pháp giảm nôn nghén mà mẹ bầu có thể tham khảo để khắc phục tình trạng này.

- Hạn chế tiếp xúc với những thực phẩm nặng mùi hoặc lạ mùi. Nếu nghén quá nặng, trong thời gian đầu mẹ cần xác định loại bỏ những thực phẩm hoặc mùi khiến mẹ bị buồn nôn.

- Lựa chọn những thực phẩm bản thân cảm thấy yêu thích nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước trong giai đoạn này.

- Hạn chế những loại thực phẩm có chứa chất béo và carbohydrates bởi chúng dễ gây đầy bụng, dẫn đến buồn nôn khi mang thai.

- Nên bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết cho thai kỳ như axit folic, sắt, canxi,…Đặc biệt là trong giai đoạn nôn nghén vì lúc này mẹ chưa thể ăn uống tốt được.

- Nên xây dựng cho mình thực đơn dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, ăn nhiều rau xanh hoặc trái cây bởi những thực phẩm này sẽ ít có mùi hơn, đồng thời cũng cung cấp lượng vitamin, khoáng chất tốt cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tiêu hóa, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua để hạn chế những cơn ợ hơi, đầy bụng.

- Nếu triệu chứng nôn nghén trầm trọng, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc chống nôn giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.

- Ngoài ra, mẹ bầu nên cố gắng giữ tinh thần thoải mái, lạc quan hoặc có thể tham gia vào các bộ môn như yoga để điều hòa nhịp thở, lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng nôn nghén.

Vũ Ngọc Duy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....