Cách phân biệt giữa bệnh sốt virus và bệnh sốt xuất huyết

Thứ Sáu, 26/10/2018 04:10 PM (GMT+7)

Trên thực tế không nhiều người có thể phân biệt được triệu chứng của sốt virus và sốt xuất huyết. Chỉ đến khi đi xét nghiệm máu thì mới tá hỏa ra mình bị sốt xuất huyết lúc này bệnh đã chuyển nặng khó điều trị. Vì vây, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách phân biệt giữa sốt virus và sốt xuất huyết.

Trong khi dịch sốt xuất huyết đang ngày càng diễn biến khó lường vì thì việc nắm vững các dấu hiệu của bệnh là cách tốt nhất để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vẫn còn hay nhầm giữa sốt xuất huyết và sốt virus do triệu chứng ban đầu tương đối giống nhau. Dưới đây là cách phân biệt:

Dấu hiệu của sốt xuất huyết

Theo các chuyên gia thì người bị sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện như sốt cao, toàn thân mệt mỏi, xương khớp đau, huyết áp không ổn định và các đầu ngón tay, ngón chân lạnh…Cụ thể các triệu chứng sẽ được phân theo từng mức độ của bệnh như:

- Ở thể nhẹ có triệu chứng người mỏi mệt, đau xương khớp, đau đầu, đau mắt, phát ban, buồn nôn và nôn nhiều.

- Ở thể trung bình sẽ có dấu hiệu sốt cao lên đến 39 – 40 độ, nhức đầu, đau khớp, đau cơm giãn mạch máu ngoại vi, huyết áp thấp, có vết xuất huyết dưới da, niêm mạc lưỡi ửng hồng, gan to, đau bụng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tiểu cầu giảm nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

- Ở thể nặng lúc này sẽ có dấu hiệu huyết áp tụt nhanh, suy tuần hoàn, suy hô hấp. Đau bụng, nôn dai rẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, bệnh nhân hôn mê và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

​Dấu hiệu của bệnh sốt virus

Sốt virus có biểu hiện khác nhau theo từng độ tuổi. Theo đó:

Sốt virus ở trẻ em sẽ có dấu hiệu như sốt cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Trẻ quấy khóc nhiều, đau đầu, người nổi ban hồng lấm tấm, chảy nước mắt, ở kết mạc mắt đỏ, có dỉ mắt và ghèn vàng…Một số trẻ sốt cao có dấu hiệu mất nước và co giật ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Sốt virus ở người lớn sẽ có những biểu hiện như người mệt mỏi, đau đầu, sốt, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi…Phát ban nhỏ lấm tấm trên da.

​ Theo các chuyên gian thì  một điểm cần lưu ý nữa là người đang sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết, nếu sốt trên 2 ngày kèm theo 2 trong 3 dấu hiệu thì phải đến cơ sở y tế ngay. Hoặc có thể tự thử bằng cách lấy tay căng da nếu có ban là sốt xuất huyết, còn ban trên da biến mất đó là sốt virus.

Trong giai đoạn dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp như hiện nay việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp các bạn có phương án điều trị hiệu quả. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm chính xác tình trạng bệnh nhé.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....