Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Thứ Ba, 22/12/2020 04:14 AM (GMT+7)

Sa sút trí tuệ có thể khởi phát ở tuổi trẻ song chủ yếu là tuổi già và bệnh càng nặng hơn khi lớn tuổi. Sa sút trị tuệ do tuổi cao là kết quả của tiến trình hoạt động thần kinh bị chậm lại do tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi 65 tỷ lệ sa sút trí tuệ là 5%.

 

Cứ tăng thêm 5 tuổi thì số lượng người sa sút trí tuệ tăng lên 2 lần, đến 80 tuổi thì một phần ba số người già mắc hội chứng này. Bệnh này gây ra chứng suy giảm trí nhớ, kèm theo đó là rối loạn về hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Khởi đầu của quên lành tính do tuổi là tình trạng khó nhớ thông tin mới và chậm nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và chú ý.

Sa sút trí tuệ có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp, chẳng hạn như bệnh nhân vừa có Alzheimer vừa có bệnh lý mạch máu não. Đây là 2 nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Cả 2 nguyên nhân này chiếm khoảng 90% số trường hợp SSTT. Ngoài ra các nguyên nhân khác chỉ chiếm khoảng 10%.

 

Phòng ngừa và làm chậm tiển triển của bệnh

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu căn bệnh này, chủ yếu dùng thuốc chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh. Vì thế, phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều hơn.

Điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu cần phải tập trung vào những nguyên nhân nền như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Cần có chế độ ăn điều độ, hợp lý như: ăn nhiều rau, hoa quả, đậu, lượng cá vừa đủ, giảm các chế phẩm sữa, ít thịt,bổ sung dầu ô-liu... giảm ăn muối; bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein; bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia... Tập thể dục đều đặn, tăng cường hoạt động trí óc, tham gia các hoạt động xã hội... sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ.

 

Để có thể chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ tại nhà, người chăm sóc phải có những kiến thức nhất định thông qua sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa. Ví dụ như: học cách tiếp xúc với bệnh nhân sa sút trí tuệ, những kỹ năng chăm sóc thông thường như: cho ăn, tắm rửa..., kỹ năng ứng xử khi bệnh nhân có những bất thường về hành vi, các biện pháp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Ở giai đoạn cuối, khi bệnh nhân có những rối loạn về tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang hoặc các biến chứng khác... thì cần cho bệnh nhân nhập viện để điều trị.

Hồng Dương

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...