Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

Thứ Bảy, 24/09/2022 10:37 PM (GMT+7)

Chảy máu cam không gây đau. Tuy nhiên, trẻ có thể cảm thấy khác lạ và khó chịu khi nhìn thấy hay nếm phải vị của máu khi gặp tình trạng này. Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh và trấn an trẻ vì khóc sẽ làm tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

 Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam:

- Cho trẻ ngồi thẳng ở tư thế thoải mái và hơi cúi đầu về phía trước.

- Bóp phần dưới và mềm của mũi, dùng ngón tay ấn hai lỗ mũi vào nhau (con bạn có thể tự làm điều này nếu lớn hơn một chút). Giữ yên trong 10 phút.

- Đừng bỏ tay ra để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu sẽ đông lại nhưng cần thời gian. Đọc sách có thể là cách phân tâm tốt cho con bạn trong thời gian này. Chuẩn bị sẵn một chiếc đồng hồ để tính đủ thời gian 10 phút.

- Sau 10 phút, bỏ tay ra khỏi mũi và kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu trẻ vẫn tiếp tục chảy máu cam, hãy bóp chặt lỗ mũi trong 10 phút nữa

So cuu chay mau cam 2

Ngoài việc bóp lỗ mũi, hãy thử các cách sau:

- Nếu trẻ có thể chịu đựng được, hãy đặt một chiếc khăn mát hoặc túi chườm lên gáy khi cho con ngồi trên đùi bạn.

- Cho trẻ uống nước hoặc đồ uống lạnh để hạ nhiệt và loại bỏ vị máu. Khuyến khích trẻ khạc bỏ máu chảy từ mũi xuống miệng. Nuốt máu có thể khiến trẻ bị nôn, làm tình trạng chảy máu mũi tiếp tục hoặc trầm trọng hơn.

Khi nào đến gặp bác sĩ?

Nếu sau khi cố gắng sơ cứu mà máu vẫn tiếp tục chảy, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ hoặc phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất. Bác sĩ sẽ soi vào mũi trẻ để kiểm tra mạch máu có đang chảy hay không. Khi đó, bác sĩ có thể bôi kem hoặc thuốc mỡ có chứa thuốc đặc biệt để làm chậm lưu lượng máu vào bên trong mũi của trẻ.

Trẻ cũng có thể được kê kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn trong mũi. Đối với chảy máu cam nghiêm trọng, con bạn có thể cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra lượng máu đã mất.

Ngoài ra, một số dấu hiệu bất thường cha mẹ cần chú ý để đưa trẻ đến bác sĩ bao gồm: Con chảy máu cam thường xuyên trong khoảng thời gian vài tuần; chảy máu cam và da dễ bầm tím ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể; da nhợt nhạt hoặc tiền sử gia đình bị rối loạn chảy máu.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....