789

Cách tính lượng máu mất trong mỗi lần kinh nguyệt

Thứ Hai, 16/12/2019 10:55 AM (GMT+7)

Việc tính toán lượng máu trong kỳ kinh nguyệt không dễ do có chứa nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên là việc tính lượng máu giúp ích cho việc nhận biết có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không.

kinh-nguyet

Kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì buồng trứng phát triển đầy đủ chuẩn bị cho quá trình mang thai sau này thì xuất hiện hiện tượng có kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường đều khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh diễn ra trong khoảng 3-5 ngày.

Ở đầu mỗi chu kỳ kinh có sự tăng tiết các hormone của buồng trứng làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh để chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không có hiện tượng trứng đã thụ tinh về làm tổ, đến cuối chu kỳ kinh nguyệt các hormon của buồng trứng giảm đột ngột và gây ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung hình thành kinh nguyệt.

Cách tính lượng máu mất trong mỗi lần kinh nguyệt

Việc tính toán lượng máu trong kỳ kinh nguyệt không dễ do có chứa nhiều thành phần khác nhau. Tuy nhiên là việc tính lượng máu giúp ích cho việc nhận biết có bị mất máu quá nhiều so với bình thường không.

Tính lượng máu trong mỗi lần kinh nguyệt qua các sản phẩm sử dụng trong chu kỳ kinh như sau:

Sử dụng cốc nguyệt san: việc tính lượng máu khá đơn giản do cốc nguyệt san có thể dễ tính toán được thể tích, ghi lại sau mỗi lần đo và tính lượng máu mất khi kết thúc chu kỳ.

Sử dụng băng vệ sinh: tùy thuộc vào từng loại mà thể tích đựng được khác nhau. Có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tình lượng nước mà băng vệ sinh đo chứa được khi thấm đầy. Bằng cách này có thể tình ra được lượng máu mà băng vệ sinh có thể chứa được

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Chú ý lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh kéo dài đến sức khỏe

Khi chu kỳ kinh nguyệt mà số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, gọi là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Rong kinh có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

Mất máu nhiều lâu ngày gây hiện tượng thiếu máu

Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, làm việc không tập trung hay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu

Lượng sắt trong cơ thể bình thường lưu hành trong máu và được tái sử dụng chỉ có một lượng rất ít bị đào thải qua phân. Khi chảy máu kinh kéo dài gây mất sắt.

Khi rong kinh việc tăng số lượng sử dụng các dụng cụ trong kinh nguyệt như băng vệ sinh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Phòng ngừa ảnh hưởng của việc mất máu trong mỗi lần kinh nguyệt

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại rau xanh đậm, thịt bò, gan động vật, trứng sữa...

Điều trị nguyên nhân gây mất máu nhiều trong kỳ kinh.

Có thể bổ sung sắt qua viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 15-20mg/ ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của cơ thể, lượng máu trong kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi lượng máu mất nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, nên đi khám tìm nguyên nhân và được điều trị tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...