Cách vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh thường

Thứ Bảy, 25/04/2020 06:19 PM (GMT+7)

Ở giai đoạn vừa sinh con, vùng kín của các mẹ bầu khá nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm, vi khuẩn tấn công, nếu vệ sinh không đúng cách sẽ khiến các bà mẹ bị nhiễm trùng sau sinh hoặc rong huyết.

vi-sinh-vung-kin

Giữ vệ sinh vùng kín

Sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 3-4 giờ để tránh viêm nhiễm. Tùy từng người mà sản dịch sẽ ra 1-2 tuần hoặc có thể lên đến 20 ngày mới dứt. Chị em cần chú ý nếu sau sinh 3-4 ngày vẫn ra sản dịch đỏ tươi hoặc ra rất ít sản dịch, cần báo ngay cho bác sĩ vì đây là những dấu hiệu bất thường.

Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín một cách nhẹ nhàng, không nên dùng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, trừ khi đó là dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn được bác sĩ chỉ định. Sau khi rửa, dùng khăn bông sạch để thấm khô, tuyệt đối không dùng khăn ướt hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm để lau vì hóa chất trong các loại khăn này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 3-4 giờ để tránh viêm nhiễm.

Tập Kegel

Bài tập Kegel không chỉ tốt cho giai đoạn mang thai mà còn rất có ích cho quá trình phục hồi sau khi sinh. Cụ thể, bài tập Kegel làm tăng độ săn chắc của các cơ vùng chậu, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại ham muốn tình dục như trước khi sinh cũng như tránh được những rắc rối dễ gặp ở phụ nữ sau sinh như són tiểu, đau khung xương chậu,… Do đó, mẹ đừng nên bỏ qua bài tập đơn giản nhưng hiệu quả này nhé.

Thử hình dung khi bạn đang đi tiểu mà muốn ngăn dòng tiểu lại. Lúc này các cơ làm nhiệm vụ co thắt để ngăn dòng tiểu chính là cơ vùng chậu. Bài tập Kegel đơn giản nhất chính là co thắt các cơ này. Lưu ý chỉ tập Kegel khi bàng quang rỗng để không gặp phải tác dụng ngược làm suy yếu vùng chậu và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Cố gắng tập 3-4 lần/ngày, chỉ sau một tháng, bạn sẽ thấy ngay kết quả.

Một số lưu ý về cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường 

Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm: Trong giai đoạn sau sinh, tốt nhất là chị em chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và ấm. Không nên dùng nước muối hay các loại nước đun từ lá theo mẹo dân gian hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, trừ trường hợp dung dịch rửa vết khâu tầng sinh môn mà bác sĩ chỉ định. Sau khi rửa, chị em dùng khăn bông sạch để thấm khô từ trước ra sau để vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ.

Không thụt rửa âm đạo: Chị em tuyệt đối không thụt rửa âm đạo bởi nó có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo, gây viêm nhiễm phụ khoa. Bạn chỉ cần rửa nhẹ nhàng bên ngoài là đủ.

Thay bằng vệ sinh thường xuyên: Sau khi sinh, sản dịch thường ra nhiều hơn nên chị em cần phải thay băng vệ sinh đều đặn mỗi 3 – 4 giờ/ lần kết hợp rửa âm đạo sau mỗi lần thay băng, tránh chà xát mạnh lên vết khâu và dùng khăn bông thấm khô vì khu vực này rất dễ ẩm ướt và gây viêm nhiễm. Chị em cũng nên lưu ý cởi bỏ băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ khu vực hậu môn tới vùng kín.

Không sử dụng tampon hay cốc nguyệt san: Nhiều chị em thường có thói quen sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san vì tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, những đồ vật này có thể gây ảnh hưởng xấu tới vùng kín và gây viêm nhiễm. Do đó, tốt nhất là vẫn nên sử dụng các loại băng vệ sinh truyền thống.

Tránh ngâm mình hay tắm bồn: Bạn không nên sử dụng bồn tắm hoặc đi bơi sau khi sinh thường. Điều đó không chỉ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh mà còn tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bộ phận sinh dục.

Lưu ý khi đi tiểu

Với những chị em phải rạch tầng sinh môn, khi đi tiểu có thể có cảm giác đau rát ở vết rạch cũng như nước tiểu thấm vào dễ gây nhiễm trùng, vì vậy, chị em nên vừa đi tiểu vừa dùng vòi hoa sen xả nhẹ. Sau khi đi vệ sinh và rửa sạch sẽ, cần dùng khăn bông thấm khô vì khu vực này rất dễ ẩm ướt, là điều kiện lý tưởng cho tình trạng viêm nhiễm phát triển. Còn nếu bị bí tiểu, chị em có thể thử chườm nóng kết hợp massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới.

Cố gắng đi lại thường xuyên

Sản phụ sau sinh không được nằm bất động một chỗ mà nên đi lại nhẹ nhàng để giúp sản dịch dễ dàng thoát ra ngoài cũng như vết rạch tầng sinh môn mau lành. Tuy nhiên, tất cả cử động phải từ tốn, chậm rãi, chẳng hạn khi ngồi dậy phải từ từ, hít thở đều, đứng lên ngồi xuống phải chầm chậm để không bị chóng mặt. Khi chóng mặt thì không nên đi lại để tránh bị choáng, ngất. Cuối cùng, mẹ lưu ý tuyệt đối không được khuân vác đồ nặng trong thời gian 1-2 tháng sau sinh đâu nhé, việc này sẽ dễ dẫn đến sa tử cung cũng như rất có hại cho sức khỏe của mẹ sau này đấy.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....