Cần thận trọng khi chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt

Thứ Tư, 11/05/2022 11:24 AM (GMT+7)

Kinh nguyệt ra nhiều là hiện tượng khá phổ biến. Có khoảng một phần ba số nữ giới phải tìm cách xử lý tình trạng này mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho việc sinh hoạt của chị em trở nên khó khăn, bất tiện. Việc ra quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt nếu kéo dài sẽ khiến chị em bị thiếu máu nặng nề. Có thể gây choáng váng, da xanh xao và mệt mỏi cả ngày. Lâu dần sẽ làm bạn rối loạn tiêu hoá, sút cân, khó thở và mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ tiêu hoá miễn dịch suy giảm.

20220105_kinh-nguyet-ra-mau-dong-1

1.     Thời gian hành kinh

Kì dâu thông thường sẽ kéo dài từ 3-7 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ thường dao động khoảng 50-80ml, nếu ra quá mức này thì đồng nghĩa với cơ thể của bạn đang có phản ứng bất thường.

3 dấu hiệu cho thấy bạn đang mất quá nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt

- Xuất hiện nhiều cục máu đông có kích thước bằng ¼ đầu ngón tay -> Rong kinh

- Chảy máu quá nhanh -> BVS chưa đầy 1h đã bị tràn

- Kỳ kinh kéo dài nhiều hơn 7 ngày, mãi chưa hết.

- Phải thay băng trong đêm

tải xuống (12)

2.     Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu kinh ra nhiều?

Có nhiều nguyên do khiến cho hiện tượng chảy máu kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân có thể kể đến, bao gồm:

- U xơ và polyp tử cung

- Lạc nội mạc tử cung

- Ngày rụng trứng không đều đặn

- Rối loạn chảy máu

- Aspirin và các nhóm thuốc làm loãng máu có thể dẫn đến chảy máu kinh nguyệt càng nặng hơn

- Sử dụng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai)

- Ung thư nội mạc tử cung

- Các nguyên nhân khác: liên quan đến mang thai (chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung và sảy thai), viêm vùng chậu...

Chảy nhiều máu kinh nguyệt có khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần phải điều trị. Khi có những biểu hiện này, tốt nhất là chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa để được thăm khám kịp thời, tránh trường hợp ảnh hưởng đến thể trạng và sức khoẻ sinh sản về sau nhé!

Trần Giang

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....