Cần Thơ nỗ lực thực hiện đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Chủ Nhật, 27/01/2019 03:09 PM (GMT+7)

Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) thành phố Cần Thơ vừa phối hợp với huyện Vĩnh Thạnh tổ chức Hội thảo chuyên đề về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

hoi-thao-15433099014301263678387

Hội thảo đã cung cấp những thông tin mới nhất về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm gần đây ở nước ta, nguyên nhân, hệ lụy của việc gia tăng tỷ số giới tính… cũng như triển khai các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh và một số quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam.

Tại huyện Vĩnh Thạnh, theo thống kê hiện nay tỷ lệ mất cân bằng giới tính là 108 bé trai trên 100 bé gái. Để đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến và đề xuất các giải pháp cụ thể như: tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội đối với công tác dân số - KHHGĐ, đồng thời phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số, tăng cường tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và những hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh, hướng dẫn cách nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Song song với hoạt động này, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Bình Thủy cũng đã tổ chức hội thảo chuyên đề mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2018.

Hội thảo đã được nghe báo cáo về thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và các giải pháp đột phá can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam; một số quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi ở Việt Nam; đại diện 01 hộ gia đình có con một bề gái chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc nuôi dạy con học giỏi, chăm ngoan; kinh nghiệm vận động công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của cộng tác viên…

Hiện tại, trên địa bàn quận Bình Thủy có trên 21.900 cặp vợ chồng có độ tuổi từ 15-49 tuổi. Từ đầu năm đến nay, có 245 bé trai/265 bé gái sinh ra (thấp hơn so với tổng số bình thường từ 103-106).

Qua hội thảo, nhằm cung cấp kiến thức, thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho các cộng tác viên để thực hiện tuyên truyền, tư vấn, nâng cao nhận thức về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho mọi người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về hậu quả và hệ lụy của việc mất cân bằng giới tính khi sinh trong giai đoạn hiện nay.

Được biết, tại thành phố Cần Thơ hiện vẫn giữ tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường (từ 103-107 bé trai/100 bé gái), duy trì hiệu quả mô hình giảm thiểu MCBGT khi sinh, cân bằng tỷ lệ về giới tính tránh tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai. Theo Chi cục DS-KHHGĐ TP Cần Thơ , năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của TP Cần Thơ là 105 bé trai/ 100 bé gái; trong khi đó tỷ lệ bình quân cả nước năm 2016 là 111,6 bé trai/100 bé gái. Ngành dân số TP Cần Thơ vẫn đang tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động đến người dân trên địa bàn nhằm tránh tình trạng MCBGT khi sinh.

BS.CKI Nguyễn Thị Ngọc Đảnh, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP Cần Thơ cho biết: Để hạn chế sự MCBGT, tỷ lệ sinh đảm bảo phát triển bền vững theo quy luật tự nhiên, ngành Y tế đã tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giới, bình đẳng giới và hậu quả MCBGT từ thành phố, quận đến cơ sở. Đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ: không nên phá thai vì lý do lựa chọn giới tính; hãy để việc sinh con trai hay con gái theo quy luật tự nhiên; thực hiện gia đình có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt và thực hiện nghiêm các quy định về chính sách dân số. Đối với người cung cấp dịch vụ siêu âm: không cung cấp thông tin về giới tính thai nhi cho khách hàng dưới mọi hình thức và thực hiện các quy định của Nhà nước về Pháp lệnh Dân số. Với cơ quan, tổ chức có liên quan, tích cực tuyên truyền về hậu quả việc lựa chọn giới tính khi mang thai, đặc biệt là các cặp vợ chồng có con gái đầu lòng hoặc đã có con gái trong lần sinh trước; tăng cường việc quản lý và xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ sở dịch vụ có siêu âm, phá thai.

Mục tiêu quan trọng mà ngành dân số hướng tới cũng chính là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và sự phát triển của đất nước. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và chất lượng giống nòi Việt Nam cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

 Hiện nay, UBND thành phố cũng đã phê duyệt và thực hiện kế hoạch về việc thực hiện đề án Kiểm soát MCBGT khi sinh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....