Cậu bé 13 tuổi mắc bệnh gout, bố mẹ "ngã ngửa" khi biết nguyên nhân

Thứ Bảy, 21/09/2019 02:29 PM (GMT+7)

Tiểu Thiên năm nay 13 tuổi. Vài ngày trước, các khớp ngón chân của bàn chân phải Tiểu Thiên đột nhiên đau âm ỉ, rất khó chịu. Vì thường xuyên chơi thể thao, nên Tiểu Thiên nghĩ mình vô tình bị bong gân thôi. Gia đình cậu cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này.

benh-gút

Nhiều người có suy nghĩ rằng, bệnh gout là bệnh của những người cao tuổi, nó không liên quan gì đến giới trẻ. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Bệnh gout cũng giống như các bệnh mãn tính khác, nhóm chính bị bệnh là đối tượng trung niên và người cao tuổi chứ không loại trừ chỉ riêng người trẻ tuổi. Mới đây, câu chuyện cậu bé người Trung Quốc chỉ mới 13 tuổi đã mắc bệnh gout là một lời cảnh báo sớm dành cho các bậc phụ huynh.

Tiểu Thiên năm nay 13 tuổi. Vài ngày trước, các khớp ngón chân của bàn chân phải Tiểu Thiên đột nhiên đau âm ỉ, rất khó chịu. Vì thường xuyên chơi thể thao, nên Tiểu Thiên nghĩ mình vô tình bị bong gân thôi. Gia đình cậu cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này.

Ba ngày sau, tình hình càng trở nên tệ hơn khi cơn đau nhức kéo dài, các khớp chân sưng tấy, da căng, đỏ lên. Gia đình thấy vậy mới vội vàng đưa Tiểu Thiên đi bệnh viện kiểm tra.

Tại khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô, các bác sĩ đã xét nghiệm máu và thấy axit uric trong máu tăng cao đến 754 μmol/L, gần gấp đôi so với người bình thường. Siêu âm khớp ngón chân có thể thấy khớp của bàn chân phải có sự hình thành của tinh thể, chẩn đoán là mắc bệnh gout.

Axit uric trong máu cao như vậy mà không được điều trị khiến bệnh gout càng ngày càng nặng hơn, mức độ đau cũng tăng lên dần. Hơn thế nữa, nó còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn như hình thành các nốt gout to cứng, chức năng thận suy giảm…

Sau khi kiểm tra kỹ khả năng phơi nhiễm chì, tiền sử di truyền và các bệnh khác, bác sĩ nhận thấy Tiểu Thiên đặc biệt thích uống đồ uống có ga, rất ít uống nước lọc. Và đây chính là "thủ phạm" gây nên bệnh gout.

Sau khi được chữa trị bằng thuốc, các chế phẩm của bệnh viện, triệu chứng của Tiểu Thiên đã thuyên giảm sau 5 ngày. Tiếp tục thời gian sau, Tiểu Thiên sẽ được điều trị để giảm axit uric trong máu, kiểm soát axit uric hợp lý trong mức cho phép.

Bác sĩ cũng lưu ý về việc tiêu thụ đồ uống có ga quá nhiều và chế độ ăn uống không hợp lý ở trẻ. Chủ nhiệm Lục, khoa thấp khớp, bệnh viện trung y tỉnh Giang Tô cho biết: "Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gout tăng lên hằng năm. Điều này có liên quan đến cuộc sống được nâng cao nhưng chế độ ăn uống lại không điều độ, hợp lý".

Thực phẩm ngày càng phong phú, ngon miệng hơn, thường chứa nhiều chất purin. Một lượng lớn purin chuyển hóa, phân chia thành axit uric. Axit uric trong máu có thể bão hòa, tạo thành các tinh thể urate, lắng đọng trong khớp, thận và các cơ quan khác, gây ra bệnh gout, đau khớp, các bệnh về thận,…

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là rất nhiều người hiểu lầm, họ sẽ không bị mắc bệnh gout nếu không uống rượu, không ăn nhiều các sản phẩm như thịt, hải sản. Giám đốc Lục cũng cho hay: "Bây giờ rất nhiều trẻ em thích các loại nước ngọt, đặc biệt như nước có ga. Những đứa trẻ đó hay cha mẹ chúng lại không biết rằng uống quá nhiều có thể gây ra bệnh gout".

Trong các loại đồ uống đó, lượng đường rất cao, lại có ga có thể gây tăng axit uric trong máu và dẫn đến các cơn đau gout, là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở thanh thiếu niên.

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt

Để bệnh nhân mắc bệnh Gout có thể cải thiện điều kiện sức khỏe và điều trị hiệu quả thì nên áp dụng chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:

Ổn định tâm lý: Việc ổn định tâm lý cho người bị gout rất quan trọng giúp cho người bệnh trấn an tâm lý ổn định giúp cho người bệnh tránh được tình trạng bỏ thuốc hay việc không thực hiện nghiêm túc các chế độ kiêng cữ trong thời gian bị bệnh Gout.

 Người bệnh Gout nên:

- Tăng cường vận động thể dục thể thao điều độ.

- Tránh căng thẳng công việc, tránh gắng sức và đi ngủ đúng giờ.

- Hạn chế lạnh đột ngột.

Chế độ ăn uống hợp lý:

 Trong quá trình điều trị bệnh Gout thì yếu tố quyết định một phần không nhỏ vào kết quả điều trị mà người bị bệnh Gout cần lưu tâm tới đó chính là việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Do ăn uống bổ xung nhiều chất đạm có thể làm tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến khối tophi hình thành và gây nên cơn đau đớn khó chịu. Do vậy nguyên tắc trong điều trị bệnh Gout hỗ trợ ăn uống người bị bệnh nên thực hiện là:

Bệnh nhân mắc bệnh Gout không nên dùng các thực phẩm như:

 Tuyệt đối kiêng cữ các loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao dễ gây tăng acid uric trong máu cao như hải sản, tôm, cua, ghẹ, mực, nội tạng động vật, trứng vịt lột. Ngoài ra người bệnh cũng không nên ăn nhiều đồ cay nóng làm tăng khả năng gây viêm, hạn chế ăn đường, mỡ động vật và tuyệt đối cấm kị dùng chất kích thích bia rượu hay cafe, thuốc lá.

Người mắc bệnh Gout nên hạn chế các thực phẩm như:

Các thực phẩm nên sử dụng ở hàm lượng vừa phải vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại không ảnh hưởng tới người bị Gout như:

- Thực phẩm chứa protein: Thịt heo, thịt nạc gà, thịt cá đồng.. nên sử dụng ở hàm lượng vừa đủ không quá nhiều.

- Han chế thực phẩm có độc tố: Măng, cá ngừ, đậu hạt..

- Hạn chế thực phẩm giàu chocolate như cacao, kẹo ngọt, cà phê, trà…

Người bị bệnh Gout nên sử dụng các thực phẩm như:

- Người bị bệnh gout muốn điều trị hiệu quả thì nên áp dụng chế độ ăn uống, khoa học. Vì thế, bác sĩ Đặng Thị Kim Thêu, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên người mắc nên tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng ổn định hàm lượng acid uric trong máu, giúp giải độc, có tác dụng ngừa viêm hiệu quả. Đây vừa là cách phòng vừa là cách hỗ trợ điều trị Gout mà bất kỳ ai cũng nên biết và áp dụng trên thực tế.

- Bệnh nhân mắc bệnh Gout nên ăn nhiều rau xanh, củ quả hằng ngày như: Cải xanh, súp lơ, cải bó xôi, cải bẹ, bắp cải, bưởi, cam, táo, lê…. Vì đây là các loại rau có chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp thanh lọc, giải độc cải thiện tình trạng bệnh Gout.

- Bổ sung nước ép trái cây: Cụ thể mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 tới 2 ly nước ép trái cây vừa có tác dụng giúp ổn định nồng độ acid uric vừa có thể giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.

 Áp dụng các phương pháp điều trị bệnh Gout :

Ngoài 2 nguyên tắc trong điều trị bệnh Gout ở trên ra thì nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh Gout mà người bệnh nên nắm rõ giúp cải thiện bệnh tốt hơn như:

Nguyên tắc 1: Xác định giai đoạn mắc Gout: Gout hình thành và phát triển theo từng giai đoạn cấp tính và mãn tính khác nhau vì vậy khi điều trị bệnh Gout việc cần thiết nhất là phải thực hiện các xét nghiệm máu để biết các chỉ số về bệnh Gout như thế nào từ đó áp dụng các thuốc điều trị đúng giảm bệnh nhanh.

Nguyên tắc 2: Thực hiện điều trị dự phòng cơn Gout cấp: Việc điều trị dự phòng Gout chủ yếu là làm giảm acid uric trong máu và giúp hạn chế sự lắng đọng urat ở các cơ và mô tại các khớp. Việc điều trị dự phòng Gout cần được thực hiện và duy trì thông qua dùng thuốc hay thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách.

Nguyên tắc 3: Hỗ trợ điều trị ngoại khoa khi cần: Việc bị Gout mãn tính có những biến chuyển nặng mà ngay cả việc dùng thuốc cũng không đáp ứng thì lúc này người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các khối tophi và thực hiện nội soi rửa khớp vô cùng cần thiết.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...