Nguyên nhân và cách điều trị bệnh cúm ở trẻ

Thứ Tư, 04/09/2019 01:21 PM (GMT+7)

Bệnh cúm là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Nếu không biết cách điều trị bệnh sẽ gây ra những biến chứng dai dẳng và rất khó chữa.

Nguyên nhân của bệnh cúm

Bệnh cúm hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh thường gặp nên nhiều người có tâm lý xem thường và phó thác cho sức đề kháng chứ không chịu dùng thuốc.

cam_cum

Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.

Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh cúm rất dễ lây lan nên mẹ cần chủ động đề phòng bệnh cúm cho con nhỏBệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm.

Triệu chứng của bệnh cúmBệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng. Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi. Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai; đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa.

Ngoài ra có các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, nhức cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn,...

Trong hầu hết trường hợp, không cần phải đến bác sĩ, tuy nhiên bệnh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn thứ phát sau đó chẳng hạn viêm phổi (tức là nhiễm trùng ở phổi), viêm xoang hoặc viêm tai, hoặc viêm họng do liên cầu

Dưới đây liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo ở người lớn cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay lập tức ( lưu ý: đây không phải là tất cả các dấu hiệu có thể gặp

-    Sưng hạch ở cổ hoặc vùng hàm

-   Nôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài

-  Đau ngực hoặc cảm giác thở ngắn

-    Gặp khó khăn trong việc thở

-  Lơ mơ, ngất

-   Đau họng một cách trầm trọng, và/hoặc các triệu chứng nặng lên sau 1 tuần hoặc 10 ngày

-    Sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.

-   Thở nhanh hoặc thở khó.

-    Âm thở rít

-   Ho như tiếng chó sủa.

-   Da tím tái

-    Đau tai hoặc chảy mũi tai

-    Mệt mỏi trầm trọng hoặc dễ bị kích thích

-   Các triệu chứng cải thiện nhưng sau đó nặng dần lên

-  Tình trạng bệnh kéo dài trên 10 ngày

Cách điều trị bệnh cúm không cần dùng thuốc kháng sinh

Khi bị bệnh cúm, hãy cùng tìm hiểu 7 cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp bạn vượt qua những cảm giác khó chịu của bệnh cảm cúm.

Nghỉ ngơi thật nhiều

Cách tốt nhất để trị bệnh cúm đơn giản chỉ là giấc ngủ. Việc cuộn mình trong một chiếc chăn ấm áp sẽ giúp cơ thể bạn tập trung toàn bộ năng lượng vào việc tiêu diệt những con virut đang ẩn náu bên trong cơ thể. Bởi hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động hiệu quả nhất khi nó tập trung vào một nhiệm vụ.

Uống nhiều nước

Có một lời khuyên mà các bác sĩ thường đưa ra cho các bệnh nhân của mình đó là uống nhiều nước mỗi khi bị cảm cúm (nước lọc, nước quả, kể cả canh hoặc súp), đặc biệt là nước nóng. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu. Súp gà hoặc một tách cà phê đã khử caffeine đều là những sự lựa chọn tuyệt vời vào những ngày bị cảm cúm.

Súc miệng thường xuyên

Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Nước muối nên được pha đặc và ấm (2 muỗng muối / cốc nước). Một điều cần chú ý đó là không súc miệng trong khu vực nhà bếp để tránh làm cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Bổ sung vitamin C

Hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể càng nhiều càng tốt những khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù các loại quả có múi như cam, chanh chứa nhiều vitamin loại này nhưng khi bị ốm bạn có thể sẽ không muốn ăn thức gì. Vì thế viên uống bổ sung luôn là sự lựa chọn tốt nhất.

Xông hơi

Những dụng cụ giữ độ ẩm cho không khí là công cụ tuyệt vời mỗi khi bạn bị cảm cúm bởi vì virus không thể hoạt động trong môi trường ẩm. Bên cạnh đó, tắm nước nóng cũng là một ý hay bởi nó có tác dụng giúp cho cơ thể thư giãn rất hiệu quả.

Ăn tỏi

Có thể tỏi không phải là một gia vị hấp dẫn bạn nhưng nó lại là thực phẩm trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, cách tốt nhất để trị chứng cảm vẫn là ăn sống.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....