Ngăn chặn bệnh cúm tấn công trẻ em: Nếu có 7 dấu hiệu này cần đưa đi viện gấp

Thứ Hai, 22/04/2019 06:43 AM (GMT+7)

Cúm là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém và dễ gặp các biến chứng nguy hiểm do virut cúm gây ra.

tre-bi-cum

Mặc dù phần lớn trẻ em khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh cúm, hồi phục nhanh. Tuy nhiên một số ít sẽ tiến triển các biến chứng đe dọa tính mạng, cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.Từ đầu năm đến nay Hà Nội ghi nhận gần 2.200 ca bệnh cúm, người dân cần thận trọng Cúm bao tử: Căn bệnh thường bị nhầm là ngộ độc thực phẩm bạn nên biết cách phân biệt Khẩu trang y tế có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm hay không? Cách xử trí thông thường cho bệnh cúm là ở nhà và nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giảm đau và hạ sốt bằng các loại thuốc không cần kê toa như paracetamol.

Tuy nhiên, mùa cúm ở thời điểm này đặc biệt trở nên vô cùng đáng sợ đối với các bậc cha mẹ. Ít nhất 53 trẻ em trên toàn nước Mỹ đã chết vì bệnh cúm, và các bậc phụ huynh cần biết khi nào bệnh cúm ở trẻ trở nên tệ hơn - và thời điểm cần đưa trẻ tới bệnh viện gấp.

Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, các chuyên gia cho biết.

Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Y Khoa Vanderbilt, nói: "Mỗi lần một khác, ngay cả với những trẻ khỏe mạnh, chủng cúm này và những chủng khác có thể làm cho một người mắc bệnh bị suy sụp rất nhanh".

Hầu hết phụ huynh đều biết rằng họ cần theo dõi chặt chẽ trẻ em dưới 5 tuổi, đưa trẻ đến bệnh viện thật nhanh nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh của trẻ trở nên trầm trọng.

Điều quan trọng là bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, đảm bảo rằng trẻ đang có đủ nước vì khi bệnh trẻ rất dễ bị mất nước.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm ở trẻ em

Bệnh cúm do các virut gây ra, thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 và cúm B. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể trẻ tiếp xúc với virut cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 39 độ C), ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt... Diễn tiến bình thường, sau từ 3-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng do bệnh cúm gây ra

Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng, bao gồm viêm đường hô hấp như viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản kịch phát...; hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và đặc biệt có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ mắc bệnh mạn tính. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù hội chứng này rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 - 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Thế nào gọi là bình thường?

Tiến sĩ Shikha Garg, cán bộ y tế thuộc bộ phận Phòng Cúm Gia Cầmcủa C.D.C cho biết, đối với hầu hết trẻ em, một đợt cúm điển hình bắt đầu với nhiệt độ tăng đột ngột, đau họng, ho và đau cơ. Trẻ nhỏ cũng có thể bị buồn nôn và nôn.

Nhưng ở hầu hết trẻ em khỏe mạnh, căn bệnh này sẽ tự khỏi tương đối nhanh chóng. Sốt sẽ giảm sau ba đến bốn ngày, và ho sẽ giảm trong vòng một đến hai tuần, Tiến sĩ Garg nói.

Trong khi trẻ em nhập viện do cúm thường được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút như Tamiflu, thì quyết định kê toa cho bệnh nhân ngoại trú là một điều phức tạp đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận những rủi ro và lợi ích vì việc điều trị có thể gây ra các phản ứng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn và, hiếm khi là các phản ứng thần kinh, Tiến sĩ Schaffner cho biết.

Các bậc phụ huynh cũng cần phải chăm sóc bản thân mình, đặc biệt là phụ nữ mang thai, những người đặc biệt nhạy cảm với các biến chứng do cúm. Rửa tay thường xuyên và nếu bạn đang bồng một đứa trẻ bị bệnh, giữ cằm của trẻ trên vai để bé không ho vào bạn.

Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp ở trẻ em bị cúm

Các triệu chứng sau đây ở trẻ em bị bệnh cúm cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức, theo C.D.C.

• Thở nhanh hoặc khó thở

• Da tái xanh

• Không uống đủ nước

• Ngủ li bì hoặc không phản ứng

• Trẻ khó chịu, quấy khóc, không muốn gần gũi bố mẹ

• Các triệu chứng cúm cải thiện nhưng sau đó trở lại với sốt và ho nặng hơn

• Sốt với phát ban

Trẻ bị cúm có thể chăm sóc tại nhà, nhưng nếu có 7 dấu hiệu này cần đưa đi viện gấp - Ảnh 1.Các dấu hiệu cho thấy bệnh cúm tiến triển nặng ở trẻ em là sốt cao dai dẳng không giảm

Tiến sĩ Schaffner cho biết, mặc dù phần lớn trẻ em khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh cúm và hồi phục nhanh chóng, tuy nhiên vẫn còn một số ít sẽ tiến triển các biến chứng đe dọa tính mạng và cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Trẻ bị các chứng bệnh bẩm sinh như hen suyễn, tiểu đường, bại não, tim mạch hoặc động kinh cũng có nguy cơ tiến triển các biến chứng của bệnh cúm, và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh nền cơ bản của trẻ.

Cần chăm sóc trẻ mắc cúm đúng cách

Cúm là bệnh do virut gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Nếu có biến chứng do cúm thì cần điều trị biến chứng. Để phòng bệnh cúm, cần cho trẻ tiêm phòng vắc-xin cúm, vệ sinh thân thể và đặc biệt giữ ấm và lau mồ hôi cho trẻ khi ngủ, nhất là vào thời điểm lúc nửa đêm, trẻ hay vã mồ hôi và lạnh ở gan bàn chân, rất dễ bị viêm đường hô hấp. Cần vệ sinh mũi họng đúng cách khi trẻ mắc cúm. Đối với trẻ nhỏ không tự súc miệng được, cha mẹ có thể cho con nằm ngửa cổ tối đa, rồi nhỏ mũi mỗi bên vài giọt nước muối sinh lý, làm sạch đường họng-mũi, giúp trẻ không bị bội nhiễm do vi khuẩn. Với trẻ lớn có thể dùng dung dịch súc miệng thông thường hoặc dùng nước muối sinh lý để súc miệng, vệ sinh sạch đường hô hấp để tránh tình trạng bội nhiễm thêm vi khuẩn.

Khi trẻ bị sốt thường mất nước, cần bổ sung vitamin bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng, giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều sữa, nước hoa quả, oresol, giúp trẻ hồi phục nhanh.

Thông thường, trẻ mắc cúm sẽ sốt cao và nhanh, thậm chí tới 39-40 độ, hơi thở không có mùi hôi, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen nếu được bác sĩ cho phép). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của bác sĩ, bởi dễ gây tác dụng phụ như đông máu, giảm tiểu cầu trong máu, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, suy chức năng gan... Không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống cúm như tamiflu cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Những khi trẻ sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, dùng thuốc hạ sốt có thể đỡ sốt nhưng trẻ vẫn nằm mệt mỏi, không chịu chơi - có thể trẻ dễ nhiễm vi khuẩn. Khi đó cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để làm thêm một số xét nghiệm đơn giản như công thức máu. Nếu thấy bạch cầu tăng cao, các thầy thuốc mới có chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Còn trong các trường hợp viêm đường hô hấp do virut, đặc biệt là virut cúm, nếu cha mẹ tự ý cho con uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn dễ gây tình trạng kháng thuốc, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...