Chăm sóc sản phụ sau sinh đúng cách

Thứ Tư, 19/10/2022 11:02 AM (GMT+7)

Việc không được tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nguyên nhân chính gây ra các ca tử vong ở cả mẹ và con. Vì vậy, việc chăm sóc sản phụ sau khi sinh đúng cách sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi và chăm sóc em bé được tốt hơn.

Trong những năm gần đây, liên tiếp xuất hiện những vấn đề mới, nổi cộm về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh như: các bệnh không lây nhiễm ở bà mẹ; trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh; các bệnh mới nổi như Zika, Covid-19; các bệnh di truyền, chuyển hoá, dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh…. 

Do không được tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai, sinh con và khi mới sinh chính là nguyên nhân gây ra 600 ca tử vong mẹ và hơn 10.000 ca tử vong trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Việt nam mỗi năm. Chính vì vậy, việc chăm sóc đúng cách mẹ và bé là vô cùng quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Sau sinh mẹ nên làm gì để phục hồi nhanh chóng?

Bổ sung đủ dưỡng chất mỗi ngày

Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và trẻ. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ mau chóng phục hồi và có đủ sữa nuôi con. Do đó, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những thực phẩm mẹ nên ăn bao gồm:

3_resize

Chế phẩm từ sữa: Sữa chua, sữa tươi, phô mai cung cấp một lượng lớn canxi và vitamin D giúp xương của mẹ và bé chắc khỏe. Ngoài ra, sữa còn giàu protein, vitamin B. Mỗi ngày, người mẹ nên uống khoảng 700ml sữa.

Thịt bò, thịt gà: Các loại thịt này giàu chất sắt, protein và vitamin B12, cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ. Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn thịt bò nạc để hạn chế nạp chất béo vào cơ thể.

Rau củ: Các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh rất giàu vitamin A, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, rau củ, đặc biệt là các loại đậu còn là nguồn vitamin C, sắt và canxi dồi dào, tốt cho sức khỏe.

Trái cây: Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày. Các loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin C rất tốt cho người mẹ sau sinh. Mẹ nên tránh ăn những loại quả quá chua sẽ không tốt cho dạ dày non yêu của mẹ.

Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt: Cung cấp đủ năng lượng cho người mẹ và tạo sữa chất lượng cho bé.

Ngoài ra, sử dụng các viên uống sắt đúng cách cùng canxi, DHA và tăng đề kháng sau sinh là việc làm không thể thiếu. Sau sinh cơ thể mẹ bị thiếu hụt rất nhiều dưỡng chất, sức đề kháng kém. Do đó, cần kết hợp chế độ ăn với việc sử dụng các viên uống bổ sung để cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Sau sinh cơ thể mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp mẹ thoải mái dễ chịu hơn, tránh được các vi khuẩn có hại có thể lây cho em bé. Khi tắm rửa, mẹ nên chú ý những điều sau:

goi-dau-ba-de

- Có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh

- Tắm nhanh, không tắm bồn, tắm ở nơi kín gió để tránh bị cảm lạnh.

- Dù mùa đông hay mùa hè cũng hãy tắm bằng nước ấm. Tắm xong phải lau người khô thật nhanh.

- Gội đầu nhanh và sấy khô.

- Đánh răng nhẹ nhang bằng nước ấm. Không đánh răng dẫn đến những vấn đề về răng miệng như răng yếu, tê buốt, viêm nướu,… 

- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng nước đun sôi để nguội 3 lần/ngày, nhất là sau đại, tiểu tiện. Khi rửa cần nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, không thụt sâu vào trong, rồi lau khô, thay băng vệ sinh. Băng vệ sinh cần được thay thường xuyên.

Chăm sóc bầu ngực

maxresdefault1

Đối với những mẹ sau sinh cho con bú thì chăm sóc bầu ngực đóng vai trò quan trọng. Chăm sóc bầu ngực đúng cách giúp duy trì lượng sữa dồi dào cho bé, tránh tắc tia sữa, ít sữa, mất sữa. Mẹ cần lưu ý:

- Cho bé bú đúng khớp ngậm để bú được nhiều sữa nhất.

- Bé bú không hết thì mẹ nên vắt hết sữa ra để tạo sữa mới.

- Massage bầu ngực hằng ngày để ống sữa luôn được thông thoáng.

- Dùng khăn ấm lau sạch bầu ngực và đầu ti trước và sau khi cho con bú.

- Không mặt áo ngực quá chật sẽ khiến ngực chịu áp lực.

Tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn

Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể mẹ có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra, ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn. Mẹ hãy tranh thủ ngủ khi con ngủ, hạn chế sử dụng điện thoại quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.

Vận động nhẹ nhàng 

Vận động nhẹ nhàng sau sinh giúp tránh ứ đọng sản dịch. Sản dịch ứ, tử cung khó co hồi rất dễ gây nhiễm trùng huyết, đôi khi phải cắt bỏ tử cung để giải quyết. Ngoài ra, việc vận động sớm cũng giúp mẹ giảm táo bón cũng như những vấn đề về bằng quang, giảm thuyên tắc phổi, tắc tĩnh mạch.

-8527-1664872975

Những vài tập thích hợp cho mẹ sau sinh như yoga, đi bộ nhẹ, bài tập cơ sàn chậu…Tuy nhiên đối với những mẹ sinh mổ nên để vết mổ bớt đau rồi mới nên thực hiện những bài tập nhé.

Những việc mẹ sau sinh nên kiêng để bảo vệ sức khỏe

Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ sau sinh đúng cách, mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Mẹ có thể dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn. Do vậy những việc nên kiêng khi chăm sóc bà bầu sau khi sinh bao gồm:

Không nịt bụng sớm: Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh quá sớm để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

Tránh sử dụng các thức ăn gây hại hệ tiêu hóa: Thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn… vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng… đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.

Không quan hệ tình dục quá sớm: Mẹ sau sinh cần 6 tuần đối với mẹ sinh thường và 8-10 tuần đối với mẹ sinh mổ để hồi phục. Quan hệ vợ chồng quá sớm sẽ khiến tổn thương tử cung của mẹ.

quan-he-xong-bi-dau-bung-duoi-do-nguyen-nhan-gi 1

Tránh sử dụng chất kích thích: Sau sinh, mẹ tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tránh căng thẳng: Nếu mẹ mệt mỏi căng thẳng, hormone gây nên tình trạng này cũng có thể đi vào sữa, tác động xấu đến bé yêu khiến bé khó chịu, quấy khóc, chậm lớn. Căng thẳng kéo dài có thể khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh.

Chăm sóc sản phụ sau khi sinh cần cẩn thận và chú ý về nhiều mặt khác nhau. Mẹ nên nhờ sự trợ giúp của chồng và người thân trong gia đình để thoải mái hơn và chăm sóc em bé được tốt hơn. Tiến hành thăm khám sau sinh cũng giúp mẹ kiểm soát được tình trạng phục hồi của cơ thể. 

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....