Chăm sóc sức khỏe tinh thần tuổi dậy thì

Thứ Bảy, 26/06/2021 10:19 AM (GMT+7)

Tuổi dậy thì là thời kỳ phát triển trí lực mạnh mẽ. Tuy nhiên do suy nghĩ còn non nớt nên trẻ không ý thức được những hậu quả từ hành vi của mình ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần.

Bộc lộ bản thân, mong muốn tách khỏi sự bao bọc của bố mẹ

Tuổi dậy thì là thời kỳ mà bất cứ trẻ nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý. Có trẻ dậy thì sớm và cũng có trẻ dậy thì muộn.  Trí nhớ phát triển tốt, từ tư duy cụ thể, tư duy lấy tôi làm trung tâm đã phát triển tới dư duy logic, trừu tượng phát triển mạnh. Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được nâng cao. Cùng với sự tự tin hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham...

10 tuổi trẻ đã có nhận thức ban đầu về giới tính. Từ 14 - 15 tuổi, sự tăng tiết các hormone sinh dục cùng với nhận thức rõ hơn về giới tính đã thôi thúc trẻ nảy sinh tình cảm với bạn khác giới. Trẻ đã bắt đầu hình thành khái niệm “thích”, “yêu”... Đặc biệt, trẻ rất nhạy cảm. Tuy nhiên, vì cảm xúc và nhận thức chưa chín chắn, chưa ổn định nên tình cảm rất dễ thay đổi.

Đối với trẻ trai, tác động của hormone tới các bộ phận sinh dục và tâm lý rất mạnh. Khi ấy, các em cảm thấy trong người bí bách, thiếu bình tĩnh, bối rối và hay thẹn thùng. Khoảng 13-14 tuổi, cơ thể các em nam đã sản xuất tinh trùng. Trẻ có thể bị xuất tinh do thủ dâm hoặc do “giấc mơ ướt”.

Ở tuổi 14-16, trẻ dành sự quan tâm hơn đến diện mạo, vóc dáng, ưu nhược điểm trên cơ thể. Lúc này tính cách trẻ phát triển theo xu hướng độc lập, tự khẳng định bản thân, muốn thoát khỏi kiểm soát của gia đình, mở rộng các mối quan hệ xã hội, đồng thời muốn tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân mình. Khi đó, trẻ rất xem trọng tình bạn và thường chịu ảnh hưởng của bạn bè, nhưng do suy nghĩ còn non nớt nên trẻ không ý thức được những hậu quả từ hành vi của mình.

Một vấn đề khác là khi trẻ bắt đầu chú ý đến bạn khác giới. Tuy nhiên trẻ còn dễ thay đổi tình cảm, muốn thỏa mãn ngay nhưng cũng rất mau chán. Do tò mò cùng với muốn khám phá khả năng tình dục của mình nên trẻ dễ bốc đồng, hành động theo bản năng mà  không ý thức được hậu quả: muốn chứng tỏ mình là một người lớn thực thụ, chỉ làm những việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút thuốc lá, uống rượu bia, đua xe, quan hệ tình dục trước hôn nhân…Với những việc như vậy, trẻ thường gặp phải sự ngăn cấm của cha mẹ và lúc này có thể xảy ra những xung đột giữa trẻ và phụ huynh…

hoạt động thể chất tuổi dậy thì

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với phim ảnh, các trò chơi bạo lực...

Khi nào cần gặp bác sĩ tâm lý?

Bố mẹ cần dành nhiều thì giờ để quan sát, tìm hiểu, làm bạn cùng con, tạo điều kiện dễ dàng và thuận tiện để các con tâm sự, chia sẻ. Bố mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định. Hành trình dạy con tuổi dậy thì là chặng đường gian khó và phức tạp. Vì vậy kế hoạch dạy con cái cần được thực hiện bằng những phương pháp cụ thể và hợp lý.

Việc tìm hiểu nhu cầu hay thấu hiểu tâm lý của con cũng đòi hỏi bố mẹ phải có kỹ năng đích thực. Làm thế nào để hiểu con mà không làm con có cảm giác đang bị dò xét hay kiểm tra quá gắt gao (không  xem nhật ký, đọc lén tin nhắn trên điện thoại... mà vẫn có thể hiểu con). Chưa kể đến việc phải theo dõi từng bước đi hay từng sự thay đổi của con mình trong đời sống giới tính để rồi đủ “chuyên môn” để nói với con về sự thay đổi của cơ thể, về sự dậy thì... Tiếp theo là vấn đề trò chuyện với con về ước mơ, học tập, định hướng nghề nghiệp và cả tình yêu đôi lứa. Cần tôn trọng, lắng nghe con cái, chấp nhận và chia sẻ chân thành...

Khi trẻ có biểu hiện của các bệnh tâm lý ở lứa tuổi này cha mẹ nên gần gũi, tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực. Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ tâm lý để có hướng điều trị kịp thời và sử dụng thuốc khi cần thiết.

PGS.TS. Minh Đức/ SK&ĐS

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....