Chậm thấy “đèn đỏ” trở lại khi cho con bú, vì sao?

Thứ Năm, 16/07/2020 05:15 PM (GMT+7)

Kinh nguyệt thường sẽ bị thay đổi ở phụ nữ sau sinh.

cham-thay-den-do-tro-lai-khi-cho-con-bu-vi-sao

Hiện tượng mất kinh khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Kinh nguyệt sẽ trở lại sớm đối với những phụ nữ không cho con bú, và muộn hơn với người cho con bú.

Việc bắt đầu của vòng kinh sau sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nguyên do hormone và thời gian cho con bú đóng vai trò quan trọng. Thông thường ở những phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh, và phần lớn phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có kinh rồi lại vô kinh một vài tháng sau đó mới đều.

Đối với những người cho con bú sẽ xuất hiện kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm hoạt động của hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi và chậm lại chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian kinh nguyệt trở lại đối với những phụ nữ sau sinh em bé khá bất thường và khác nhau, có thể là vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh (khi nào họ dừng cho con bú thì kinh nguyệt trở lại)… Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường, chỉ có 15% phụ nữ có kinh trở lại sau 6 tuần. Chị em cũng nên biết, máu ra sau khi sinh không phải là máu kinh, đây là chất lưu còn lại trong tử cung thoát ra ngoài.

Nhiều chị em cho rằng sẽ không có sự rụng trứng cho đến khi có kinh lại, tuy nhiên cơ thể sẽ bắt đầu sự rụng trứng trong vài tuần sau sinh, vì thế biện pháp tránh thai trong thời gian này rất quan trọng. Cho dù chu kỳ nguyệt san không đều, nhưng vẫn có rụng trứng, nên vẫn có thai. Trong thời gian cho con bú, bạn nên thận trọng với các biện pháp tránh thai và cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn thích hợp. Những phụ nữ không cho con bú có thể lựa chọn nhiều biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, tính ngày rụng trứng dựa vào vòng kinh…

BS. Đặng Tâm/ SK&ĐS

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....