Chế độ ăn phòng dịch Covid-19 theo từng lứa tuổi

Thứ Năm, 19/03/2020 10:23 AM (GMT+7)

Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên việc tạo ra một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học để tăng cường đề kháng, miễn dịch cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Chế độ này sẽ thay đổi theo từng lúa tuổi.

Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm 20%, người trên 70 tuổi giảm 30% so với người 25 tuổi.  Khuyến nghị nhu cầu năng lượng với người cao tuổi là 1.700-1.900 kcal một ngày. Nhu cầu protein 60-70 g một ngày, trong đó đạm động vật chiếm 30% lượng protein. 

Người cao tuổi nên ăn ít thịt, thay bằng thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, cua. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá và 3 quả trứng một tuần. Bổ sung sữa chua để dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa.

Ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo. Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp và nấu chín mềm. Uống 1-2 cốc mỗi ngày.

chedoan

Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Trẻ nên bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi. Trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều quả chín, rau xanh.

Trẻ 1-2 tuổi vẫn tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống sữa công thức 300-500 ml một ngày. Ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày. Ăn quả chín theo nhu cầu. Lượng thực phẩm trong ngày bao gồm gạo (100-150 g); thịt hoặc cá, tôm (100-120 g); trứng gà 3-4 quả một tuần; dầu mỡ (25-30 g); rau xanh (50-100 g); quả chín (150-200 g).

Trẻ 3-5 tuổi ăn 4 bữa ngày, lượng thực phẩm tăng dần. Không ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín trước bữa ăn. Lượng thực phẩm hàng ngày bao gồm gạo (200-300 g); thịt hoặc cá, tôm (150-200 g); dầu mỡ (30-40 g), rau xanh (200-250 g), quả chín (200-300 g), sữa (300-400 ml).

Người đang mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, gout... cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Đây cũng là nhóm nguy cơ cao nhiễm Covid-19, do sức đề kháng và miễn dịch kém hơn người khác. 

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....