Chế độ dinh dưỡng cho người mắc tan máu bẩm sinh

Thứ Năm, 03/08/2023 05:27 PM (GMT+7)

Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị thừa sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong các cơ quan nội tạng, từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này. Chế độ dinh dưỡng cho nhóm người này là các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt thấp để không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.

NGUYÊN TẮC CHẾ ĐỘ ĂN VỚI NGƯỜI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CHƯA CÓ BIẾN CHỨNG:

– Nguồn cung cấp năng lượng (Glucid chiếm 65 – 68% năng lượng/ngày): Chọn nguồn cung cấp năng lượng từ gạo, ngũ cốc, khoai củ, đường mật…

– Chất đạm (Protein chiếm khoảng 12 – 15% tổng năng lượng/ngày):

      + Nên dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao: thịt, cá, sữa, tôm, cua…và các loại rau củ quả có có chứa nhiều đạm thực vật: đậu, đỗ…

        + Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như: lạp sườn, pate, xúc xích, thịt muối, cá muối….

– Chất béo (Lipid chiếm 18-20% tổng năng lượng trong một ngày):

       + Dùng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành…

      + Hàm lượng các chất béo có nguồn gốc từ động vật chiếm 1/3, chất béo có nguồn gốc từ thực vật chiếm 2/3.

       + Hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol và mỡ động vật: gan, lòng, bầu dục…

– Vitamin và khoáng chất:+  Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D để cho xương vững chắc như: tôm, cua, cá, …

NGUYÊN TẮC CHẾ ĐỘ ĂN VỚI NGƯỜI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ BIẾN CHỨNG GAN MẬT:

- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.

- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn các loại thịt từ súc vật non vì chứa nhiều Nucleotid (làm cho gan phải hoạt động mạnh để tổng hợp chuyển hóa).

- Nên sử dụng nhiều sữa, ăn trứng ở mức độ vừa phải.

- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc.Rau, quả tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt.

spurenelemente-die-wichtigsten-im-ueberblick-bild

NGUYÊN TẮC CHẾ ĐỘ ĂN VỚI BỆNH NHÂN XƠ GAN:

- Năng lượng: chọn nguồn cung cấp năng lượng từ ngũ cốc, khoai củ, các loại đường, mật (Chú ý: đường mật không dùng quá 50g/ngày).

- Chất đạm: nên ăn các loại thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, cá nạc, sữa, trứng, pho mát và đậu tương (sữa đậu nành, đậu phụ).1 ngày: 150 – 200g thịt nạc các loại hoặc các sản phẩm thay thế tương đương.Sữa: 200 – 400 ml sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành).

- Chất béo: không được kiêng hoàn toàn chất béo, cần sử dụng dầu thực vật: 10 -15g/ngày. Không nên ăn các loại phủ tạng: gan, lòng, óc, bầu dục, tim.Chú ý ăn rau quả để cung cấp Vitamin & muối khoáng, 1 ngày ăn 100 – 300g rau và 200g quả (tùy theo mức độ xơ gan). Tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng: các loại nhuyễn thể (hến, ngêu, sò,…), nhộng, … hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ.Ăn nhạt hơn trước khi mắc bệnh, nếu có phù, cổ chướng cần nấu nhạt hoàn toàn, không cho mì chính, gia vị. Nên dùng 2 thìa cà phê nước nắm/ngày. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối từ 4 – 6g/ ngày.

– Nước uống: Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: rượu, bia, café, coca…

– Tránh nhiễm trùng: biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tập thể dục thường xuyên, các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.

– Tránh quá tải sắt:

        + Hạn chế các thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan… và rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền …các loại nấm.

         + Nên uống nước chè tươi hàng ngày và ngay sau bữa ăn để làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.

NGUYÊN TẮC CHẾ ĐỘ ĂN VỚI NGƯỜI BỆNH TAN MÁU BẨM SINH CÓ BIẾN CHỨNG SUY THẬN:

- Tùy từng giai đoạn suy thận (độ I, độ II, độ III, độ IV) để xây dựng chế độ ăn phù hợp.Giàu năng lượng: 35-40 kcal/kg cân nặng/ ngày.

- Đủ Vitamin, yếu tố đa lượng, yếu tố vi lượng theo mức nhu cầu khuyến nghị.

- Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu calci, ít phosphat.

- Các thực phẩm nên dùng: Các thực phẩm có giá trị sinh học cao: thịt, cá, trứng, sữa, …Các loại rau, quả giàu kali, hàm lượng protein thấp: Bầu, bí, mướp, ..Các loại quả chín: Cam, quýt, ổi, dứa…

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....