Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vị thành niên phát triển toàn diện

Chủ Nhật, 24/03/2019 12:03 PM (GMT+7)

CTrẻ ở độ tuổi vị thành niên phát triển về chiều cao và cân nặng với tốc độ rất nhanh. Do đó, chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn này vô cùng quan trọng. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho trẻ vị thành niên phát triển toàn diện nhất nhé.

Empty

Năng lượng

Trong giai đoạn tuổi vị thành niên, mỗi năm, cân nặng của trẻ tăng 3-5 kg còn chiều cao tăng 4-7 cm. Trẻ phát triển rất nhanh và hoạt động khá nhiều nên thường ăn không biết no.

Năng lượng hợp lý ở lứa tuổi vị thành niên khác nhau giữa nam và nữ.  Nữ cần khoảng 2.100-2.200 kcal một ngày và nam cần 2.100-2.900 kcal một ngày. Tùy theo từng độ tuổi nhu cầu năng lượng sẽ khác nhau.

Cha mẹ cần đốc thúc trẻ ăn 3 bữa một ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu. Ở lứa tuổi này, trẻ đang học tập thi cử, thường phải thức khuya, học nhiều. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn thêm bữa phụ như sữa, hoa quả… Trẻ ăn ít, không đủ đáp ứng năng lượng cần thiết có thể làm hạn chế sự phát triển.

Chất đạm

Đạm đóng vai trò hết sức quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ vị thành niên. Trẻ nam cần khoảng 70g và trẻ nữ cần 60g mỗi ngày. Trong đó, tỷ lệ đạm động vật chiếm 35-40%. Nguồn năng lượng đến từ chất đạm chiếm tới 15% năng lượng của khẩu phần.

Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên có nhu cầu bổ sung chất đạm cần thiết cho tốc độ phát triển. Lý do là vì chất đạm giúp tạo cấu trúc của tế bào, các nội tiết tố và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể.

Empty

Cha mẹ cần bổ sung đạm cho trẻ với cả nguồn đạm động vật và thực vật. Nguồn đạm động vật có từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Nguồn đạm thực vật được cung cấp từ đậu đỗ, vừng, lạc,..

Chất béo

Trẻ vị thành niên cần 40-50g nguồn chất béo có gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%. Năng lượng do thành phần chất béo cung cấp trong khẩu phần ăn khoảng 20%.

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K.

Chất sắt

Sắt là thành phần của huyết sắc tố có mặt trong quá trình vận chuyển oxy, CO2 và là thành phần của hemoglobin. Sắt trong cơ thể hỗ trợ phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử.

Nhu cầu sắt của trẻ vị thành niên thường đáp ứng được thông qua nguồn thức ăn động vật. Đặc biệt, trẻ cần uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần. Trẻ trai cần 12-18mg sắt, trẻ nữ cần 20mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật gồm có thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà,..

Vitamin

Vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ vị thành niên. Chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. Vitamin A có trong gan, trứng, sữa, rau xanh, gấc, các loại quả màu vàng... Nhu cầu vitamin A của trẻ ở độ tuổi vị thành niên là 600 mcg mỗi ngày.

Vitamin D rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhu cầu vitamin D cho trẻ ở tuổi vị thành niên là 5mcg một ngày.

Vitamin C giúp trẻ vị thành niên hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra nó còn kích thích tạo dịch mật, chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ thành mạch. Nhu cầu vitamin cho trẻ tuổi vị thành niên là 65mg/ngày thường được hấp thu từ các loại rau xanh, quả chín.

CanxiCanxi rất cần thiết cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên phát triển chiều cao nhanh chóng hơn. Chúng giúp xương của trẻ vững chắc hơn. Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ từ sữa, các loại thủy, hải sản.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ vị thành niên phát triển toàn diện. Ở độ tuổi trẻ phát triển nhanh chóng nên cha mẹ cần quan tâm đảm bảo cho con bữa ăn đủ dưỡng chất. Trẻ sẽ phát triển cả chiều cao và cân nặng hợp lý và có sức khỏe tốt hơn đấy.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....