Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người cao tuổi

Thứ Bảy, 26/12/2020 07:22 PM (GMT+7)

Nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi rất đặc thù do sự thay đổi của các tế bào trong cơ thể. Do đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn và chống chọi được với bệnh tật.

Dinh dưỡng hợp lý cho sức khỏe người cao tuổi - Ảnh 1.

Người cao tuổi nên ăn đa dạng, cân đối và hợp lý. Ảnh: T.L

Do sự lão hóa của cơ thể, hệ miễn dịch của người cao tuổi trở nên yếu kém và dễ bị sự tấn công của các virus có hại. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh không những giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể còn góp phần nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể người cao tuổi khỏe mạnh.

Đủ dinh dưỡng và ngon miệng

Người cao tuổi thường ít vận động, vì thế có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó bệnh táo bón là một bệnh thường gặp nhất, do cơ thể ít vận động lâu ngày sẽ làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng dẫn đến táo bón, bệnh táo bón lâu ngày sẽ gây phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy, khi chăm sóc sức khoẻ người già bạn cần chú ý đến các bệnh này, để khắc phục bạn cần cho người già ăn những thức ăn dễ tiêu hoá, việc bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột là rất cần thiết, không nên ăn quá no, không ăn nhiều mỡ, tốt nhất là nên cho người già ăn nhiều bữa trong ngày. Đặc biệt, người già cần chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung các yếu tố vi lượng và các chất chống ôxy hóa, như ăn cà chua sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ăn bắp cải, súp lơ để chống ung thư bàng quang… Đồng thời, người cao tuổi cần tăng cường ăn cá để có thêm canxi, phòng xốp và loãng xương. Bổ sung sinh tố và muối khoáng...

Ở những người cao tuổi thì "ăn ngon, ngủ sâu" là điều quan trọng nhất. Đặc biệt ở người cao tuổi thì uống quan trọng hơn ăn vì để cơ thể không bị thiếu nước và chất điện giải vì vậy món canh trong các bữa ăn hằng ngày là rất cần thiết cho người già.

Việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi rất khó, bạn đừng nên ép người già ăn nhiều, mặc dù đủ chất dinh dưỡng, nên tạo cho họ cảm giác thoải mái khi ăn để họ được ăn ngon miệng hơn.

Ăn đa dạng, cân đối và hợp lý

Khi tuổi càng cao thì hệ miễn dịch thấp và sức khỏe thường giảm sút do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Sự lão hóa xảy ra ở từng tế bào của tất cả cơ quan làm cơ thể suy yếu. Khả năng miễn dịch kém là nguyên nhân khiến các cụ dễ bị nhiễm bệnh, đau ốm. Khi đau ốm, cơ quan tiêu hóa cũng "ốm" theo, vị giác thay đổi, cảm giác nhạt miệng, nên các cụ chán ăn, bỏ bữa cũng là chuyện dễ hiểu. Việc bỏ bữa này khiến cho sức khỏe giảm sút vì không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.

Để tăng cường sức khỏe, người cao tuổi nên ăn đa dạng, cân đối và hợp lý. Ngoài bữa ăn đa dạng, cân đối, người cao tuổi nên chú ý uống 1-2 ly sữa mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình để được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường sức khỏe, duy trì sự minh mẫn và hạn chế bệnh tim mạch. Điều quan trọng là chế độ dinh dưỡng này phải được duy trì đều đặn mỗi bữa, mỗi ngày.

Lượng dinh dưỡng ăn hàng ngày của người cao tuổi cần lưu ý:

- Nên ăn giảm các loại tinh bột như gạo, ngô, khoai, ngũ cốc… trung bình không quá 300g/người/ngày.

- Ăn đủ các loại rau, củ, tái cây tươi, ưu tiên các loại chứa nhiều chất xơ, trung bình không quá 300g/người/ngày.

- Ăn vừa phải thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt: Mỗi tuần tối thiểu 3 bữa cá, ăn không quá 1,5kg thịt/tháng.

- Chế biến nhiều thức ăn từ đậu tương: Từ 2-3kg/tháng.

- Ăn có mức độ các chất béo: Chú ý ăn thêm dầu thực vật, tăng cường ăn vừng, lạc, hạn chế mỡ động vật.

- Ăn ít đường: Dưới 15g/ngày.

- Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối: Dưới 8g/ngày.

- Nên uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5-2 lít/ngày dù người cao tuổi thường rất ít khi có cảm giác khát.

- Uống sữa: Nên chọn loại ít béo, ít đường, uống nhiều sữa đậu nành. Vì sữa vừa bổ dưỡng lại có đầy đủ các dưỡng chất bổ sung canxi để phòng chống loãng xương.

- Không nên: Nhịn ăn sáng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, uống quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn quá mặn bởi đó là những nguyên nhân gây nên các căn bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.

 

Huệ Dương

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...