Chỉ cách xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm

Thứ Sáu, 27/03/2020 09:37 AM (GMT+7)

Nếu bị ho có đờm, viêm họng hay đau họng thì hãy xoa bóp vùng lòng bàn tay ở phía dưới ngón áp út của bàn tay trái - có tác dụng long đờm, tan đờm, giảm sưng viêm, sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu ở họng.

Theo hướng dẫn của Ths. BS Trần Thuấn (Trưởng khoa Đông y, BV Xanh Pôn, Hà Nội), có thể dùng công cụ hỗ trợ như chìa khóa xe, cây lăn day ấn trong lòng bàn tay trái ngay tại phía dưới ngón áp út, xoa bóp 3 phút, hoặc cho đến khi lòng bàn tay có cảm giác ấm lên thì dừng lại. Làm 3 – 4 lần/ngày là khỏi.

Việc dùng ngón tay cái của bàn tay phải xoa liên tục vào mặt trong của bàn tay trái trong 3 phút trông bề ngoài như là xoa bàn tay trái chữa ho. Nhưng thực ra là cách bấm huyệt… trị ho.

Nếu khi ho kèm theo dấu hiệu của cảm cúm, như chảy nước mũi đều kết hợp với bấm huyệt Hợp cốc.

Cách bấm huyệt trị ho trên đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc để ngắt cơn ho ngay mà không cần dùng thuốc. Nếu có thể thì ủ ấm huyệt đạo bằng tinh dầu, cao dán để cắt giảm tình trạng ho (như ho khan, ho có đờm, ho kèm viêm họng và sốt…) an toàn, không gây tác dụng phụ.

ho

Có thể tự xoa bóp cho chính mình, tự tìm ra các huyệt làm tương tự day bấm như day bấm cho người khác. Phương pháp này làm được cả cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và khi làm thì làm rất nhẹ.

Sau đó nếu không có dấu hiệu thuyên giảm là đã viêm nhiễm nặng, hoặc vì bệnh lý khác nên cần phải đi khám sớm.

Nếu xoa bóp, day ấn huyệt không đỡ cần đi khám ngay. Ảnh minh họa.Ai không nên bấm huyệt trị ho

Bấm huyệt trị ho hiệu quả, dễ thực hiện, nhưng chỉ an toàn khi được sử dụng đúng cách, đúng tình trạng bệnh. Muốn đạt hiệu quả xoa bóp, day ấn huyệt cắt cơn ho thì cần có bác sĩ có chuyên môn "cầm tay chỉ việc" đúng huyệt, rồi hãy làm theo.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt trị ho. Một số người sau không nên dùng phương pháp này:

- Không bấm huyệt trị ho cho người bị chấn thương xương khớp, người có vết thương hở và kín vì có thể gây chấn thương và nhiễm khuẩn.

- Không tự ý day bấm các huyệt ở đốt sống cổ, cột sống, trung khu hô hấp vì dễ gây co rút cổ, bong gân cột sống, ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

- Nếu cơ ho kéo dài, ho dai dẳng, ho kèm theo máu, nóng sốt, khó thở thì tốt nhất sớm đi khám để được bác sĩ điều trị đúng cách.

Theo Ths. BS Trần Văn Thuấn, chứng ho do rất nhiều nguyên nhân, nếu xoa bóp, day ấn không thấy đỡ cần đi khám bác sĩ ngay để không tiến triển thành bệnh viêm nhiễm nặng khác. 

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....