Chỉ cách phòng chống viêm não virus mùa hè

Thứ Ba, 07/05/2019 05:48 AM (GMT+7)

Bệnh viêm màng não virus thường xảy ra vào mùa nóng, từ tháng 5 - 8. Đây là căn bệnh nguy hiểm gây tổn thương não, để lại di chứng thần kinh và nguy cơ tử vong cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2019, cả nước có 2,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 9,5 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 67 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 46 trường hợp mắc bệnh viêm não virus; 1 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do mô cầu và 413 người bị ngộ độc thực phẩm.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và nguy cơ tử vong cao. Bệnh viêm não và viêm màng não có thể bị mắc quanh năm, tuy nhiên bệnh hay xảy ra vào mùa nắng nóng, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 8, do đó người dân cần hết sức lưu ý

Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...

viemnao

Dịch sởi vẫn đang có nguy cơ tiếp diễn, một trong những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là viêm não - mảng não.

Trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước. Tại Việt Nam, bệnh sởi bùng phát bắt đầu từ tháng 10/2018, tính đến đầu tháng 3 đã ghi nhận 18.078 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 2.924 ca mắc sởi dương tính được xác định tại 56 tỉnh, thành phố, và tính đến hiện nay số mắc vẫn chưa có xu hướng giảm. Các trường hợp mắc bệnh tập trung chủ yếu tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số sinh sống tại các tỉnh, thành phố nhiều khu công nghiệp, mật độ dân cư cao, giao lưu đi lại lớn.

Tại Hà Nội từ đầu năm 2019 tính đến 10/3 đã ghi nhận 412 ca mắc sởi (tăng 366 ca so với cùng kỳ năm ngoài) phân bố tại các quận, huyện, thị trấn, xã... Điều đáng nói là có đến 92% bệnh nhân mắc sởi chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng do mất sổ tiêm chủng.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường -Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viên Bạch Mai, viêm não - màng não sau sởi là một biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.

Theo phác đồ của Bộ Y tế, bệnh nhân sởi có biến chứng viêm não cần được chỉ định điều trị hỗ trợ bằng Imunoglobulin miễn dịch (IVIg) là loại thuốc rất đắt tiền. Nếu điều trị tích cực bệnh có thể phục hồi nhưng cũng có nguy cơ dẫn tới tử vong; hoặc sau khi hồi phục để lại di chứng ảnh hưởng đến phát triển trí não, tinh thần, thể chất.

Ngoài biến chứng viêm não, bệnh nhân mắc sởi có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, rối loạn hấp thu, thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới mù loà...

Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng chống viêm não virus mùa hè, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy; nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc; thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi; hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh; nếu có các dấu hiệu sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....