Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản

Thứ Năm, 03/10/2019 11:10 AM (GMT+7)

Thời kỳ hậu sản việc chăm sóc cơ thể trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, vì chỉ một chút sơ sảy, nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Dưới đây là danh sách 12 bệnh hậu sản sau để tìm cách ngăn ngừa và phòng tránh.

hau-san
hau-san

Chỉ điểm 12 bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản

1/ Đau bụng dưới sau sinh

Một tuần sau sinh, tử cung co lại bằng một nửa kích cỡ lúc thai nhi còn ở bên trong bụng mẹ. Tiếp một tuần sau đó, khi sờ vào bụng dưới, mẹ sẽ không còn nắn thấy tử cung nữa. Thông thường, quá trình co tử cung không gây cảm giác đau. Nếu phát hiện thấy bất thường hoặc đau đớn, mẹ nên đi thăm khám để kiểm tra xem liệu mình có đang bị viêm nhiễm gì không.

 Đau bụng dưới sau sinh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng…

2/ Sốt sau sinh

Lạnh liên tục, sốt trên 38 độ C khoảng 2-3 ngày sau sinh có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tử cung trong thời kì hậu sản. Nếu không đi thăm khám kịp thời, bệnh chuyển biến xấu, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu. Lúc này, mẹ không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt, mà cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được theo dõi và điều trị.

3/ Táo bón thời kỳ hậu sản

Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn, làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để phòng tránh táo tón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.

4/ Đau ở vết khâu rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật khá phổ biến mà các mẹ bầu phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ.

Vài ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu mỗi khi vận động đi lại, nhưng đó là cảm giác đau vật lý hoàn toàn bình thường. Vết thương ở tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn do vị trí ở nơi nhạy cảm. Khi phát hiện thấy dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, phù nề, đau, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.

5/ Hiện tượng sản giật sau sinh

Đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, ù tai, co giật, cuối cùng thường hôn mê là dấu hiện của hiện tượng sản giật, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Biến chứng này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của bạn.

6/ Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sức ép của tử cung lên bàng quang trong thai kỳ để lại di chứng mẹ bị bí tiểu sau sinh. Tiếp theo đó, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao với triệu chứng đái buốt, tiểu dắt nhiều lần. Để ngăn ngừa, mẹ nên chịu khó chườm nóng, massage hoặc châm cứu trị liệu vùng bụng dưới để “khai thông” dễ dàng cho đường tiểu.

7/ Hiện tượng rụng tóc sau sinh

Không có gì lạ lẫm nếu tóc bạn rụng cả nắm mỗi khi chải tóc hay gội đầu sau sinh. Tình trạng này thường chỉ có hiệu lực khoảng 1-2 tháng đầu. Lượng tóc mất đi sẽ nhanh chóng được bù lại vào khoảng 2-6 tháng sau.

8/ Bệnh trĩ thời kỳ hậu sản

Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn. Theo đó, trĩ sưng to khoảng 2-3 tuần sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi bạn muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.

9/ Rối loạn đường tiết niệu

Ngoài bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu, sau sinh, bạn có thể còn có nguy cơ mắc phải triệu chứng tiểu không kiểm soát. Có 2 nguyên nhân gây ra tình trạng này: Do thành âm đạo bị rách vì tác động của thủ thuật dùng kẹp forcep trong lúc sinh con, do cổ bàng quang bị tổn thương.

10/ Đau đầu thường xuyên

Hiện tượng đau hoặc nhức nửa đầu sau sinh thực tế khá bình thường. Sau khi sinh, do hệ quả của việc dùng thuốc tê, thuốc mê, lại do thiếu máu, huyết áp cao, mẹ rất dễ bị đau đầu, nặng đầu. Vì vậy, bạn nên chịu khó ngủ đủ, ngủ nhiều để giúp tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.

11/ Chân tay tê mỏi, đau nhức lưng

Cảm giác phù nề, rã rời, nặng nề, nhức mỏi ở chân tay hoặc lưng thường thấy ở các mẹ sau sinh. Không phải quá lo lắng, những triệu chứng này sẽ biến mất khi cơ thể bạn dần hồi phục.

12/ Xuất huyết muộn sau sinh

Sản dịch ra sau sinh là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu khoảng 2-3 ngày hoặc muộn hơn sau đó, máu vẫn ra và có màu đỏ chứ không sẫm màu, đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau. Bạn cần đi thăm khám ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.

Chớ coi thường một vài triệu chứng sau sinh

 Theo bác sĩ chuyên khoa sản Cao Phương Thảo - Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội người phụ nữ trong lúc mang thai các cơ, khớp đều bị giãn ra để chống đỡ thai nhi. Sau sinh khoảng 2 tuần các cơ của người phụ nữ bắt đầu phục hồi, còn nếu phục hồi kém dẫn đến viêm khớp, đau khớp, khí huyết suy nhược, cơ thể nhiễm gió lạnh, gây tổn hại dây thần kinh và tạo nên sự xơ cứng.

Ngoài ra, thiếu vitamin B12 cũng dẫn đến cản trở dây thần kinh ngoại vi, gây ra tê, đau khớp. Hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, vận động thể thao phù hợp, ăn thức ăn có nhiều can xi và tránh hoạt động nặng nhọc.

Són tiểu, hay tiểu không tự chủ, vì khi mang thai tử cung giãn tối đa làm cho sản phụ són tiểu và đi tiểu nhiều, phản xạ này sẽ kéo dài cả sau khi sinh. Ngoài ra sau khi sinh, quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo sản phụ trở nên yếu, từ đó khó kiểm soát được việc tiểu tiện. với những chị em mắc chứng khó kiểm soát tiểu tiện này thì ngay khi buồn tiểu, tức tức bụng nên đi tiểu luôn không nên cố nhịn sẽ rất nguy hiểm.

Đối với nhiều chị em cho rằng són tiểu không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy chị em cần đến bác sĩ để có những biện pháp sử lý rất điểm cho căn bệnh này.

Các chị em cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ, rau xanh để tránh táo bón, phục hồi cơ thể, các cơ, dây chằng đàn hồi tốt hơn…Tránh dùng các chất kích thích như bia, cà phê, các loại nước có chứa cồn vì có thể làm tăng hoạt động bàng quang và dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, hạn chế dùng sô cô la, thức ăn cay hoặc một số thực phẩm có tính axit như cà chua... vì có thể làm cho tình trạng mất kiểm soát khi đi tiểu trở nên tồi tệ hơn.

Bác sĩ Thảo cho biết thêm còn với những triệu chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh nó biểu hiện ở hai bên thái dương cắn nhức, nặng đầu, choáng váng, cơ thể hư nhược hoặc người bệnh vốn có chứng bệnh đầu thống sau đẻ lại càng đau tăng. Sau khi đẻ cần tránh gió, lạnh; không ăn các chất sống, lạnh. Tránh những chân động mạnh gây ảnh hưởng đến tâm lý. . Nếu có biểu hiện đau đầu keo dài theo từng cơn cần phải đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Duyen

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...