Hậu sản giật – những điều phụ nữ cần biết

Thứ Sáu, 19/10/2018 09:39 AM (GMT+7)

Hậu sản giật là mối lo lớn của các mẹ bầu sau khi sinh. Mặc dù khả năng sảy ra hậu sản thấp nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra. Bởi vậy, để xử lý kịp thời các mẹ cần phải nắm bắt được các thông tin về nó.

Hậu sản giật là gì?

Khi mang thai, mẹ thường nghe nhiều đến tình trạng tiền sản giật và các biến chứng nguy hiểm của nó. Ty nhiên, sau khi sinh mẹ bầu còn cần phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng hậu sản. Mặc dù tỉ lệ mắc khá thấp nhưng nếu mắc phải có thể để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không được xử lý.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hậu sản giật (PPP) tương tự như tiền sản giật, nhưng xảy ra sau khi mẹ sinh em bé. Huyết áp cao và biến chứng của một số bệnh mãn tính từ mẹ có thể dẫn đến hậu sản giật.

Tình trạng này có thể xảy ra trong 48 giờ đồng hồ sau sinh hoặc muộn hơn tới 6 tuần. Trong đó, những trường hợp bị muộn, người ta gọi là hậu sản muộn. Sản giật thường bị ở những người có cơ địa yếu, người trẻ, người sinh con lần đầu hoặc những trường hợp mẹ lao lực, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi…

Empty

Rất khó để phát hiện được hậu sản giật. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào trong suốt thai kỳ. Với mẹ sinh con lần đầu thường ít phát hiện ra các biểu hiện nhỏ của tiền sản giật.

Tuy nhiên, tiền sản giật ở mẹ sau sinh cũng có những biểu hiện cụ thể như:

- Đầu tiên phải kể tới tình trạng huyết áp cao, có thể đạt tới 140/90. Hơn 300mg protein trong nước tiểu. Thị lực giảm tạm thời hoặc nhìn bị nhòe, mắt quá mẫn cảm với ánh sáng.

Ngoài ra, có thể bị buồn nôn, đau dầu hoặc đau vùng bụng, ở dưới lườn phải. Lượng nước tiểu ít, tăng cân đột ngột, khoảng 1kg chỉ trong 1 tuần. Chân, tay và mặt có thể bị sưng.

Biến chứng tiền sản giật, mẹ cần biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính xác gây ra hậu sản giật chưa được xác định. Hậu sản giật có thể phát triển trong cơ thể trước khi sinh, nhưng chỉ phát bệnh chỉ sau sinh.

Nếu trong gia đình sản phụ có tiền sử hậu sản giật thì sản phụ mới sinh cũng có  nguy cơ bị mắc hậu sản giật cao hơn. Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này. Ví như mẹ bầu bị huyết áp cao sau tuần thai thứ 20, mang thai trước tuổi 20 hoặc sau 40. Mẹ béo phì hoặc mang đa thai cũng có thể bị hậu sản giật.

Khi sản phụ bị hậu sản giật sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm, hôn mê kéo dài nhiều ngày hoặc liên tiếp bị sản giật không kiểm soát. Điều này khiến tình trạng các cơ quan bị hủy hoại như gan, thận, não bộ.

Empty

Nghiêm trọng hơn, những cơn sản giật mạnh, sản phụ có thể tự cắn lưỡi khiến nó chảy nhiều máu. Máu chảy vào thanh quản và gây tử vong vì mất máu và ngạt nhở. Đột quỵ có thể xảy ra nếu não không được cung cấp đủ máu, dẫn tới nhiều bộ phận có thể không thực hiện đúng chức năng.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....