Cho con bú có phải là biện pháp tránh thai an toàn?

Thứ Bảy, 25/11/2023 05:58 PM (GMT+7)

Đối với một số sản phụ, cho con bú là một biện pháp tránh thai hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý là ngay cả khi sản phụ chưa thấy kinh nguyệt trở lại nhiều tháng sau sinh cũng dễ bị mang thai sau khi quan hệ tình dục.

 Vẫn có khả năng mang thai khi đang cho con bú

Tuy việc thụ thai khi bà mẹ đang cho con bú không phải là dễ dàng như bình thường nhưng quá trình này không phải là giai đoạn an toàn tuyệt đối.

Mặc dù chưa có kinh nguyệt trong nhiều tháng sau sinh nhưng buồng trứng vẫn có thể giải phóng một quả trứng hoàn chỉnh bất kỳ lúc nào trước khi sản phụ thực sự trở lại chu kỳ kinh nguyệt (chỉ sau khi trứng đã rụng được 2 tuần, mới bắt đầu thấy kinh nguyệt).

Nếu sản phụ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt có thể chỉ "khởi động" lại sau đó ít nhất là 1 năm (tính từ thời điểm bạn sinh bé). Nếu bé ngủ suốt đêm (ít dậy bú mẹ) trong giai đoạn trước 1 tuổi thì chu kỳ kinh của sản phụ thường sẽ trở lại sớm hơn (3 - 8 tháng sau sinh). Điều này cũng tương tự nếu cho trẻ uống thêm sữa công thức.

Tuy nhiên, nhiều sản phụ có kinh nguyệt trở lại chỉ 2 tháng sau sinh dù cho bé bú mẹ 100%. Vì thế, với khả năng rụng trứng trước khi chính thức có kinh nguyệt, khả năng có thai của các bà mẹ là 10%. Như vậy, bé càng bú mẹ thường xuyên (nhiều lần) thì sự khởi động lại chu kỳ nguyệt san sẽ chậm. Các chuyên gia tin tưởng rằng chính quá trình cho con bú đã kìm hãm các hormone kích thích quá trình rụng trứng.

Chủ động ngừa thai khi đang cho con bú

Cho trẻ bú mẹ là phương pháp tránh thai tự nhiên từ sữa. Nhưng điều này không có nghĩa là bà mẹ nào cho con bú cũng có thể sử dụng hiệu quả biện pháp này. Vì vậy, theo các bác sĩ sản khoa, trong thời gian cho con bú, các mẹ nên tìm hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai khác như:

Biện pháp tránh thai không có hormone

Bao cao su: Dùng bao cao su là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

download (7)

Vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai khi đang cho con bú là một biện pháp tránh thai cực kỳ hiệu quả. Loại vòng tránh thai này được làm bằng đồng, hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Thời gian thích hợp để đặt vòng tránh thai sớm nhất là sau sau sinh 6 tuần khi tử cung co hồi lại bình thường.

Biện pháp tránh thai có hormone

Thuốc tránh thai chỉ có Progestin (POPs): Phương pháp này, khi được sử dụng hàng ngày, có hiệu quả cao đối với phụ nữ đang cho con bú và không gây ảnh hưởng lên sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Theo khuyến cáo của WHO, bà mẹ cho con bú nên uống thuốc tránh thai loại POPs sau sinh 6 tuần và uống mỗi ngày vào cùng một thời điểm không chậm quá 3 giờ. Nếu quên hay chậm quá 3 giờ nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong vòng 48 giờ.

Thuốc tiêm tránh thai DMPA: Đây là thuốc tiêm được sử dụng an toàn trong thời kỳ cho con bú và không ức chế sản xuất sữa. Phụ nữ đang cho con bú cần đợi đến sau sinh 6 tuần để tiêm DMPA. Tuy nhiên, có một vài tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng phương pháp này như rong huyết và tăng cân.

Que cấy tránh thai Implanon: Que cấy chỉ chứa progestin được cấy vào cánh tay. Đây là một trong những lựa chọn tránh thai thích hợp cho các bà mẹ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ cũng như quá trình cho con bú và có hiệu quả trong 3 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý khả năng rong huyết trong vài tháng đầu sử dụng hoặc tình trạng vô kinh.

Khả năng sinh sản có thể trở lại bất cứ lúc nào sau khi sinh con, bất kể mẹ có đang cho con bú hay không. Cho con bú sữa mẹ chỉ làm giảm khả năng mang thai trong 6 tháng đầu và chỉ khi cho con bú hoàn toàn ít nhất 4 đến 6 giờ một lần. Có nhiều biện pháp tránh thai để các bà mẹ đang cho con bú lựa chọn nhưng nên tránh các biện pháp tránh thai có chứa estrogen vì nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....