Cơ cấu dân số vàng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Chủ Nhật, 01/10/2023 02:54 PM (GMT+7)

Chúng ta đã trải qua 16 năm bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng và chỉ còn 15 năm nữa để tận dụng cơ hội này. Nhưng Việt Nam chưa thực sự khai thác hiệu quả lợi thế của cơ cấu dân số vàng, vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Giai đoạn "dân số vàng" là khi dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) nhiều gấp 2 lần dân số phụ thuộc (dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi) hoặc tỷ số phụ thuộc chung dưới 50%. Theo các chuyên gia nhân khẩu học, cơ cấu dân số vàng mới chỉ thể hiện ở số lượng người trong độ tuổi lao động.

Từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Dự báo giai đoạn dân số vàng của nước ta sẽ kéo dài đến khoảng năm 2038 và đây là cơ hội có một không hai dành cho Việt Nam.

Ngay từ khi bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng, Việt Nam có nhiều chính sách được ban hành và thực thi để tận dụng lợi thế của thời kỳ này như: các chính sách về phát triển nguồn nhân lực và gia tăng đóng góp của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 6%/năm trung bình trong giai đoạn 2011-2018.

co-cau-dan-so-viet-nam-2016-15753631565582013181675

Theo Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng. Cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học. Nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh. Tuy nhiên, để cơ cấu dân số vàng thực sự tận dụng có hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Nhưng Việt Nam  đã trải qua 16 năm bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng và chỉ còn 15 năm nữa để tận dụng cơ hội này. Nhưng Việt Nam chưa thực sự khai thác hiệu quả lợi thế của cơ cấu dân số vàng, vẫn nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Lý giải nguyên nhân này, ông Hoàng cho rằng, chủ yếu do chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của Việt Nam còn hạn chế, kém hơn nhiều lần khi so với năng suất lao động của Singapore, Malaysia và chỉ bằng 1/3 năng suất lao động của Thái Lan, Trung Quốc.

Chúng ta cần phải đầu tư cho thế hệ trẻ về giáo dục, y tế, sức khỏe sinh sản, việc này có ý nghĩa quan trọng đối với năng suất lao động và sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

Trần Thanh Mai TH

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...