Có nên cạo '' tóc'' vùng kín hay không?

Thứ Bảy, 31/08/2019 10:00 AM (GMT+7)

Triệt lông vùng kín hiện nay có rất nhiều chị em đã làm, thế nhưng có thật sự cần thiết làm điều này hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Ngày nay, có rất nhiều người tìm đến các dịch vụ tẩy lông, triệt lông hay thậm chí là tự "xử lý" phần lông ở vùng kín của mình. Nó như trở thành một xu hướng, khi ai cũng muốn "nơi ấy" của mình trở nên sạch sẽ.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên JAMA Dẻmatology vào năm 2016, có đến 84% phụ nữ ở Mỹ cho biết họ đã từng cạo lông chỗ ấy ít nhất một lần.

Tuy nhiên, một số chuyên gia ý tế cho rằng việc làm này có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định, thậm chí nó có thể đem lại những hậu quả khôn lường tới vùng kín của bạn.

Trả lời phỏng vấn của Daily Mail Online, hai bác sĩ phụ khoa đã giải thích rằng thực ra lông ở chỗ ấy có nhiệm vụ nhất định, đó là bảo vệ vùng kín của chúng ta và ngăn chặn sự nhiễm trùng.

1. Giữ ấm cơ thể

Bác sĩ phụ khoa Alyssa Dưeck, làm việc tại Bệnh viện Bắc Westchester, New York trả lời trên tờ Daily Mail Online rằng, giống như chức năng chung của lông trên người, nó sẽ giữ cho da chúng ta khỏi bị mất nhiệt. Thêm vào đó, nó cũng sẽ làm tăng khoái cảm trong "chuyện ấy".

Theo Tiến sĩ Lauren Streicher, giám đốc y khoa của Trung tâm Y học cũng nói thêm rằng chức năng giữ nhiệt cũng khiến cho đàn ông duy trì trạng thái cương cứng lâu hơn.

Cô giải thích: "Trước khi sưởi ấm cho cả cơ thể, lông mu đã giữ cho cơ quan sinh dục ấm lên. Việc này giúp cho bạn tình của chị em sẽ đạt khoái cảm hơn bởi khi bên trong âm đạo quá lạnh, anh ấy sẽ không thể cương cứng được nữa".

Điều này là do nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu co thắt, làm hạn chế lưu lượng máu đến dương vật.

2. Ngăn ngừa tổn thương khi làm "chuyện ấy"

Có thể bạn không biết, nhưng lông mu chính là một "tấm khiên" bảo vệ da của bạn trong suốt quá trình bạn làm "chuyện ấy". Lí do là bởi nếu không có chúng, việc tiếp xúc, ma sát da trực tiếp vào nhau có thể khiến cho lớp da mỏng manh tại vùng kín có thể chịu tổn thương.

co-nen-don-long-vung-kin

Có thể bạn không biết, nhưng lông mu chính là một "tấm khiên" bảo vệ da của bạn trong suốt quá trình bạn làm "chuyện ấy". 

Thêm vào đó, lông mu cũng sẽ có chức năng như một "tấm đệm" bảo vệ bạn khi bạn thực hiện việc chơi thể thao hay khi bạn đi xe đạp.

3. Có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Một số chuyên gia cho biết lông mu có thể giúp bảo vệ bộ phận sinh dục của bạn khỏi một số bệnh nhiễm trùng. Và thực tế khoa học cũng đã chứng minh điều này.

Năm 2016, một nghiên cứu được công bố trên BMJ cho thấy, những người thường xuyên cạo hoặc có tác động đến lông mu sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục cao hơn 75% so với những người khác.

4. Thu hút người khác giới

Các chuyên gia cho rằng lông mu có thể giúp thu hút "đối tác" của bạn hơn và cũng giúp tăng khoái cảm khi bạn làm "chuyện chăn gối".

Một nhà khoa học cũng đã đưa ra lời giải thích rằng: "Về mặt tiến hoá, lông mu có một chức năng khác chính là để thu hút người khác chú ý tới bộ phận sinh dục của bạn."

5. Chăm sóc vùng kín không đúng cách có thể dẫn đến các tổn thương

Tiến sĩ Streicher cho biết loại bỏ lông mu là một xu hướng khá phổ biến của mọi người hiện nay, tuy nhiên nó đem lại một vài rủi ro.

Cô chia sẻ: "Không có cơ sở khoa học nào nói rằng việc triệt, cạo lông vùng kín sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể cả. Mặt khác, nếu loại bỏ không đúng cách, nó có thể dẫn đến những tổn thương ở vùng kín."

Tiến sĩ Streicher giải thích phương pháp loại bỏ lông ở khu vực bộ phận sinh dục như tẩy lông hoặc laser - có thể gây thương tích, bỏng và phát ban tại "vùng kín"

Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2017 do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ tiến hành cho thấy 25% người đã bị thương trong khi chăm sóc vùng kín, với vết xước, hoặc rách các mô mềm.

Nguồn: Daily Mail

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....