Có nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ nhỏ không ?

Thứ Năm, 02/04/2020 08:07 AM (GMT+7)

Khi con bị tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng mật ong an toàn và có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm.

tua-luoi-o-tre

Tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh do loại nấm có tên khoa học là candida albicans gây ra. Ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên của lưỡi xuất hiện các màng giả màu trắng. Những màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, vòm họng, rất khó tróc và khi tróc đi sẽ dễ gây chảy máu, đau rát cho trẻ. Trẻ nhỏ dễ bị tưa do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, pH thấp hoặc do bị nhiễm nấm từ đường sinh dục mẹ trong quá trình sinh nở.

Khi con bị tưa lưỡi, nhiều cha mẹ thường sử dụng mật ong để vệ sinh răng miệng cho trẻ vì nghĩ rằng mật ong an toàn và có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ vì trong mật ong có nhiều độc tố botulinum và chứa những bào tử. Các độc tố này có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt. Nếu ngộ độc nặng còn có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ dưới một tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho trẻ dùng mật ong cũng như đánh tưa lưỡi bằng mật ong.

Cách phòng ngừa tưa lưỡi ở trẻ

Để phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, phải vệ sinh dụng cụ ăn của trẻ, vệ sinh núm vú bình sữa và cả vú mẹ thường xuyên. Bình sữa của trẻ cần được rửa sạch, tráng lại bằng nước sôi rồi mới pha sữa cho trẻ bú. Ngoài ra, cần cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng.

Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ không nên dùng tay cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý xoa lên lưỡi bé. Các bác sĩ thường chỉ định nystatin, một thuốc kháng nấm để điều trị tưa lưỡi cho trẻ. Dưới đây là cách tưa lưỡi cho trẻ bằng nystatin:

Rửa tay bằng xà phòng, để trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ.

Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng bán sẵn. Nhúng miếng gạc vào dung dịch nystatin

Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng, đưa nhẹ ngón tay trỏ vào mặt trên của lưỡi và lau từ trong lưỡi kéo ra ngoài, bỏ miếng gạc đó đi và lặp lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám. Lưu ý không để mảng tưa rơi vào miệng trẻ, không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ vì có thể gây nôn trớ.

Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng và cuối cùng là phần nướu của trẻ.

Đánh tưa cho trẻ trước bữa ăn của trẻ 30, dùng liên tục cho đến khi các nốt tưa lưỡi hết hẳn, sau đó tiếp tục đánh tưa thêm 2 ngày.

Bệnh tưa lưỡi rất dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ít nhất là hai ngày/lần. Sau khi đánh tưa cho trẻ xong không nên cho trẻ ăn ăn hay bú ngay, mà nên đợi ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc ăn.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...