Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình với sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững

Thứ Năm, 31/08/2023 01:38 PM (GMT+7)

Sáng ngày 30/8/2023, Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (Viện IDE) tổ chức tọa đàm “Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.

Với mục đích nhằm chia sẻ, nghiên cứu của chuyên gia về tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và các tác động kinh tế - xã hội, cũng như góc nhìn của các bên liên quan về vấn đề này đặt trong tổng thể chiến lược về dân số quốc gia cũng như thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định và thực thi chính sách đối với một vấn đề chính sách quan trọng liên quan đến phát triển bền vững, từ đó có những phản ứng chính sách kịp thời, sáng ngày 30/8, Viện Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Kinh tế (Viện IDE) tổ chức tọa đàm “Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững”.

Tọa đàm có sự tham gia của Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế; Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính và các chuyên gia trong lĩnh vực này.

dong-dao-dai-bieu-cac-bo-nganh-tham-du-cuoc-toa-dam-3288

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều tham luận, tập trung thảo luận và đề cập ý nghĩa quan trọng về Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước và là một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế-xã hội, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra “Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030”, tiếp đó Chính phủ đã triển khai một loạt các quyết định, chương trình hành động để cụ thể hoá chiến lược này. Nhờ vậy, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến nay. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng kể trên, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Mặc dù, hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể trong việc cung cấp các dịch vụ tránh thai cho người dân, vẫn còn nhu cầu lớn chưa được đáp ứng về kế hoạch hoá gia đình, dẫn đến tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn, cũng như phá thai còn rất đáng lo ngại.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Moises Uribe, Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Silverback Earth, chuyên gia về phát triển bền vững và quản lý chiến lược cho biết, với khoảng 25 triệu nữ giới hiện đang ở độ tuổi sinh sản tại Việt Nam, ước tính có khoảng 3,3 triệu người nằm trong độ tuổi từ 15 đến 19, trong đó có 170.000 người muốn phòng tránh thai...

Trong đó, tác động kinh tế - xã hội do mang thai ngoài ý muốn là rất lớn. Việt Nam phải chi tiêu khoảng 600 triệu USD/năm cho vấn đề này, bao gồm chi phí liên quan đến thuốc tránh thai, các ca phá thai, chăm sóc trực tiếp, nghỉ sinh,..

Để giảm bớt tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai, tại tọa đàm các đại biểu cũng đưa ra nhiều phương hướng thiết thực. Theo đó, Chính phủ có thể cải thiện các chính sách về sức khỏe sinh sản, xã hội bằng cách đầu tư vào các chương trình giáo dục giới tính quy mô lớn, kết hợp với các chiến dịch truyền thông để tuyên truyền biện pháp tránh thai đúng đắn, an toàn và hiệu quả cho trẻ vị thành niên từ sớm.

Các tham luận tại tọa đàm đều khẳng định, Việt Nam hiện có nhóm dân số trẻ tăng nhanh và đông đảo, song cũng đang bước vào thời kỳ già hóa dân số một cách nhanh chóng. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.

Việt Nam xác định tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 có vai trò quan trọng để Việt Nam có thể phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cần được đặt lên ưu tiên.

Tại buổi tọa đàm, các tham luận tại tọa đàm đều khẳng định Việt Nam hiện có nhóm dân số trẻ tăng nhanh và đông đảo, song cũng đang bước vào thời kỳ già hóa dân số một cách nhanh chóng. Những yếu tố này tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.

Việt Nam xác định tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. Thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 có vai trò quan trọng để Việt Nam có thể phát triển bền vững hay không và việc đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cần được đặt lên ưu tiên.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...