Công tác DS – KHHGĐ 2022 ở Thừa Thiên Huế: Mức sinh giảm nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 có xu hướng tăng

Thứ Ba, 27/12/2022 08:26 PM (GMT+7)

Trong năm qua, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức.

Năm 2022, công tác DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đặc biệt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục DS -KHHGĐ,... đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quy định chính sách dân số cụ thể để thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ; tăng cường kiểm tra giám sát, chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp tổng hợp công tác hoạt động của các đơn vị. Công tác quản lý điều hành của cơ quan chuyên môn từng bước được nâng cao và đi vào nếp nhăn.

Trống rỗng

Vì vậy, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2022 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các chỉ tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số đạt 0,98% (vượt kế hoạch), tỷ số giới tính khi sinh đạt 107,1 bé trai/100 bé gái (đạt kế hoạch), tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 91,8% (vượt kế hoạch); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 69,7 (vượt kế hoạch), tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 lần/năm) đạt 85,8% (vượt kế hoạch tỉnh giao), tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kế hôn đạt 57% (vượt kế hoạch); tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là 68% (đạt kế hoạch). Tổng các BPTT hiện đại đạt 100,7% (vượt kế hoạch được giao). Các đơn vị đạt kết quả cao về dụng cụ tử cung như huyện Phong Điền (102,6%), thị xã Hương Thủy (99,6%), huyện Phú Vang (93,1%),... Về thuốc tiêm như huyện huyện Phong Điền (93,6%), huyện Phú Vang (77,9%),…; về thuốc uống như huyện A Lưới (193,9%), huyện Nam Đông (167,7%), thành phố Huế (118,1%), huyện Phú Vang (117,2%), thị xã Hương Thủy (113,9%), thị xã Hương Trà (107,7%),…

Trống rỗng

Bộ máy tổ chức từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, củng cố, chất lượng cán bộ được tăng cường, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên. Các hoạt động phối hợp triển khai công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình với các ban, ngành, đoàn thể đã góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao tại nhiều địa bàn. Các hoạt động mô hình, đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số đã được chú trọng triển khai tích cực.

Mặc dù đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận nêu trên, nhưng công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn một số khó khăn, thách thức.

Trống rỗng

- Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp thiếu ổn định và có sự thay đổi nên còn gặp một số khó khăn trong công tác tham mưu, quản lý điều hành. Một số đơn vị chưa tuyển dụng đủ biên chế viên chức dân số xã. Nhiều lãnh đạo địa phương, đặc biệt tuyến xã chưa quan tâm đúng mức và toàn diện đến nội dung quy mô, chất lượng và cơ cấu dân số theo tinh thần Nghị quyết 21 của Trung ương và Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/02/2021  của HĐND tỉnh. Việc chi trả chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP thiếu kịp thời.

- Số sinh giảm, sinh con thứ ba trở lên giảm nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng, đặc biệt còn cao ở một số đơn vị.  

- Một số đơn vị chưa quyết liệt triển khai xã hội hóa về sàng lọc sơ sinh.

- Tình trạng tảo hôn vẫn còn tăng ở huyện A Lưới và vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị vùng đồng bằng như huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ,...

- Một số nam, nữ thanh niên chưa thấy được lợi ích của việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn và các nội dung liên quan đến chăm sóc SKSS/KHHGĐ để phát hiện các yếu tố nguy cơ đến bệnh tật bẩm sinh, cũng như chưa thấy được những hệ lụy từ hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tác hại của việc phá thai không an toàn,… nên còn coi nhẹ vấn đề này.

Để công tác DS- KHHGĐ tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao và đạt mục tiêu, kế hoạch được giao trong năm 2023 cần:

- Tiếp tục duy trì mức giảm sinh, giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trên địa bàn

- Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

- Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, cần tập trung các nhiệm vụ đó là:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dân số, tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang dân số và phát triển. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Sử dụng công nghệ thông tin truyền thông. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông cung cấp kiến thức vị thành niên - thanh niên, Luật Hôn nhân và Gia đình, chú trọng giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong ngành Y tế tăng cường đẩy mạnh thực hiện tầm soát, chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nhằm rút kinh nghiệm triển khai có hiệu quả các chương trình. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho lãnh đạo các cấp tiếp tục quan tâm và tăng cường đầu tư ngân sách phục vụ cho công tác dân số và phát triển. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc về công tác DS-KHHGĐ./.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...