Covid-19 có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản nam giới

Thứ Sáu, 14/10/2022 11:02 AM (GMT+7)

Theo một nghiên cứu mới về kiểm tra chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng, việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới trong nhiều tuần sau khi phục hồi bệnh.

Trong tình hình dịch Covid-19 đang bắt đầu bước sang giai đoạn mới, có thể ai rồi cũng sẽ mắc Covid—19 một lần trong đời. Tuy rằng việc tiêm vaccine đã giúp giảm bớt phần nào những triệu chứng khi nhiễm bệnh nhưng những hệ quả tiềm ẩn của virus Sar-CoV-2 thì vẫn còn đang được thống kê, trong đó có vấn đề về sức khỏe sinh sản.

ava-1611982138950195795163

Covid-19 có khả năng lây nhiễm và gây ra tổn thương tinh hoàn theo cách tương tự như virus Zika, Ebola và SARS-CoV-1. Tình trạng viêm ở các tế bào sinh tinh có thể làm giảm nồng độ testosterone. Các bệnh nhân bị bệnh nặng được phát hiện có những tổn thương nghiêm trọng và tinh hoàn của họ đóng vai trò là nơi trú ẩn của virus, gây rối loạn cương dương.

Một nghiên cứu trên 120 người đàn ông Bỉ phát hiện, nam giới dù mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ hay nặng, điều trị tại nhà hoặc được điều trị tích cực trong các phòng chăm sóc đặc biệt, cũng có thể bị viêm tinh hoàn, giảm nồng độ testosterone và các thông số tinh dịch đồ. Trong vòng một tháng kể từ khi nhiễm nCoV, 60% nam giới bị giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và tổng số lượng tinh trùng di động. Sau hai tháng, tỷ lệ này vẫn còn 28%.

Một nghiên cứu khác công bố kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của vài bệnh nhân từng có con cho thấy, số lượng tinh trùng suy giảm đến mức không có tinh trùng sau khi bị nhiễm Covid-19 và nhập viện hồi sức. Trong khi đó, nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khảo sát 2.000 cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai. Kết quả cho thấy cơ hội có thai thành công của một cặp vợ chồng giảm 18% nếu người chồng bị nhiễm nCoV trong vòng hai tháng. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng, sốt do Covid-19 gây ra cũng có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tinh trùng.

20200901_cach-dieu-tri-vo-sinh-o-nam-gioi-1

Tinh hoàn nằm trong bìu để giữ mức nhiệt độ luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 0,5 đến 2 độ C, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tinh trùng và sản sinh testosterone. Bác sĩ Khoa phân tích, khi bị sốt cao hoặc sốt trong thời gian dài, tinh hoàn ở môi trường nhiệt độ càng cao và dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh tinh và chất lượng tinh trùng. Sốt có thể làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, cả trong việc sản xuất tinh trùng và testosterone.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định nguy cơ tổn thương vĩnh viễn có xảy ra ở một số ít nam giới hay không. Các nghiên cứu sâu hơn đang được thu thập về các tác động khác đến khả năng sinh sản của nam giới sau nhiễm nCoV. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể làm giảm đáng kể khả năng nhiễm Covid-19 mức độ trung bình và nặng, hạn chế tổn thương và suy giảm khả năng sinh tinh ở nam giới.

Vấn đề này liệu có đáng lo ngại đối với những đối tượng đang trong quá trình điều trị hiếm muộn? 

Qua những kết quả nghiên cứu trên, ASRM (Hiệp hội sinh sản Châu Âu) và SART (Hiệp hội Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản) khuyến cáo những cặp vợ chồng đang trong quá trình điều trị vô sinh, người cho nhận trứng, cho nhận tinh trùng sau khi mắc COVID-19 nên cân nhắc đi kiểm tra lại các chỉ số quan trọng về sức khỏe sinh sản để chủ động cho việc có em bé sắp tới.

Về thời điểm nên đi kiểm tra lại, đối với những nam giới đã có kết quả kiểm tra trước đó thì nên thực hiện lại các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản sau 2 tháng kể từ khi nhiễm COVID-19 vì đó là khoảng thời gian tương ứng với một chu kì sinh tinh mới.

 Sau khi khỏi  COVID-19 bao lâu thì có thể bắt đầu thực hiện IVF?

Chi-dinh-IVF-1024x352

Lời khuyên của bác sĩ đưa ra rằng, khi IVF được chỉ định cho những trường hợp vô sinh do tinh trùng ít, yếu, dị dạng mức độ nặng hoăc vô sinh không có tinh trùng, việc giảm số lượng hay chất lượng tinh trùng do COVID-19 sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình điều trị. Thay vào đó trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid mà rất nhiều hoạt động của chúng ta trì hoãn nhưng tuổi tác của chúng ta thì lại không vì thế mà dừng lại. Do đó, hi vọng các ba mẹ có thể chủ động sắp xếp đến các trung tâm HTSS để tận dụng khả năng sinh sản của mình càng sớm càng tốt.

Trên đây là những nghiên cứu ban đầu về ảnh hưởng của COVID-19 đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Tuy nhiên sự ảnh hưởng về lâu dài cũng như sự tác động bên trong về mặt di truyền thì cần phải có thêm thời gian để nghiên cứu.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....