Cường giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới

Chủ Nhật, 20/11/2022 09:29 PM (GMT+7)

Bệnh cường giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và cả quá trình mang thai của người mẹ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh là điều rất cần thiết bởi có thể giúp bạn cách xử lý thích hợp khi gặp những triệu chứng của bệnh.

1. Cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp T3 (liothyronin) và T4 (levothyroxin) vào máu, gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp như:

Nguyên nhân ngoài tuyến giáp: Do các yếu tố như Có các kháng thể kháng giáp, mang thai trứng, u thùy trước tuyến yên tăng sản xuất TSH (hormone kích thích tuyến giáp) hoặc các u khác gây tăng sản xuất hoạt chất giống TSH;

20190920_035633_115439_cuong-giap-gay-vo-s.max-1800x1800

Nguyên nhân tại tuyến giáp: Một phần mô của tuyến giáp gia tăng hoạt động do sự mất kiểm soát của tuyến yên, từ đó làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp.

Cường giáp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, hiếm gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi. Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm: Căng thẳng, khó chịu, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run tay, lo lắng, khó ngủ, da mỏng, khô, tóc dễ gãy rụng, cơ bắp yếu (đặc biệt ở cánh tay và đùi), hay đi đại tiện, sụt cân dù vẫn cảm thấy thèm ăn, nôn mửa,... Phụ nữ có thể đi kèm triệu chứng kinh nguyệt bất thường, có thể lượng kinh nguyệt sụt giảm hoặc vòng kinh không đều. Người cao tuổi các triệu chứng mờ nhạt hơn.

2. Biến chứng của bệnh cường giáp

Cơn cường giáp cấp (cơn bão giáp): Dễ xảy ra ở bệnh nhân cường giáp nặng hoặc bệnh nhân không được điều trị. Các biểu hiện bệnh bao gồm gầy nhanh, vã nhiều mồ hôi, sốt cao, kích động, đôi khi mệt lả, tim đập rất nhanh (180 – 200 lần/phút), loạn nhịp tim, trụy tim mạch;

Biến chứng tim: Thường gặp ở bệnh nhân điều trị muộn hoặc điều trị không đầy đủ. Các biến chứng thường gặp là rối loạn nhịp tim, Rung nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn, có thể gây biến chứng lấp mạch não, gây liệt nửa người. Ngoài ra, người bệnh cường giáp còn có thể phải đối diện với nguy cơ suy tim toàn bộ.

sieu-am-tuyen-giap7

3. Bệnh cường giáp có sinh con được không?

Tuyến giáp sản sinh những hormone thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Từ đó, các bệnh lý ở tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bệnh nhân trước, trong và sau khi mang thai. Cường giáp gây dư thừa nồng độ hormone giáp trong cơ thể, ảnh hưởng tới cách sử dụng năng lượng của cơ thể, dẫn tới triệu chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Theo khảo sát, có khoảng 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản mắc bệnh cường giáp. Tỷ lệ bệnh chiếm trung bình khoảng 1,5% dân số.

Tuy nhiên, nếu điều trị cường giáp kịp thời, đúng cách, cơ hội làm mẹ của phụ nữ vẫn rất cao. Nếu muốn mang thai, chị em cần trị dứt điểm bệnh cường giáp và có em bé sau 6 tháng khỏi bệnh hoàn toàn. Đây là thời điểm phù hợp để cơ thể người bệnh phục hồi, cơ quan sinh sản chuẩn bị tốt cho quá trình thụ thai, mang thai và sinh bé.

Trong trường hợp điều trị cường giáp chưa khỏi mà mang thai thì người phụ nữ có thể phải đối diện với một số nguy cơ như sảy thai, sinh non hoặc thai chết trước khi sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp còn dễ xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát.

20210816_co-thai-khi-dang-dieu-tri-buou-giap

Nếu đã mang thai thì trong giai đoạn này không nên dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc điều trị bằng iode phóng xạ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nếu lỡ mang thai khi chưa điều trị bệnh ổn định thì có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là nửa đầu thai kỳ để tránh sảy thai sau mổ. Cần được bác sỹ tư vấn trong từng trường hợp cụ thể.

Mẹ bầu điều trị cường giáp trong thai kỳ sau khi sinh bé xong vẫn cần tiếp tục theo dõi và trị dứt điểm bệnh. Không chỉ mẹ mà cả bé cũng phải được kiểm tra để kịp thời phát hiện những biến chứng nếu có trong quá trình dùng thuốc trong thai kỳ.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....