Đa ối: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ Ba, 22/09/2020 02:40 PM (GMT+7)

Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và những nguy hiểm cho cả mẹ và cón không chỉ trong thai kỳ mà cả trong quá trình chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sau này.

da-oi

Đa ối là gì?

Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh em bé trong tử cung. Nước ối được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai và tăng đến hết quý hai của thai kỳ thì chứng lại. Bình thường nước ối sẽ dao động trong khoảng 300-800ml, khi lượng nước này vượt trên 2000ml sẽ được gọi là đa ối. Tình trạng xảy ra vào khoảng 0,2-1,6% trường hợp mang thai.

Nguyên nhân gây đa ối

Do bệnh của mẹ: Tiểu đường trước hoặc trong thời gian mang thai là nguyên nhân thường gặp. Kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường có thể gây tình trạng thiếu máu thai nhi trầm trọng hoặc phù thai nhi có liên quan đến tình trạng đa ối. Loạn dưỡng tăng trương lực cơ (ít gặp).

Do rau thai: U mạch máu màng đệm có thể gây suy thai và dẫn đến tình trạng đa ối. Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau (giang mai)

Do thai: Bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi (vô sọ, khuyết tật ống nơron thần kinh). Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá).Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.

Phù thai không do yếu tố miễn dịch: có tiên lượng rất xấu và thường liên quan đến đa ối, trường hợp điển hình có tình trạng phù rau thai.

­Hội chứng truyền máu song thai: là một rối loạn có tiên lượng xấu, xuất hiện với tỷ lệ 15% trong thai nghén song thai một màng đệm, hai túi ối, là biến chứng do đa ối ở thai nhận máu.

Triệu chứng

Đa ối cấp: Thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ, thường gây chuyển dạ trước tuần thứ 28 hoặc do các triệu chứng quá trầm trọng nên phải đình chỉ thai nghén.

Về phía người mẹ: Do nước ối phát triển nhanh làm tử cung to nhanh chèn ép vào cơ hoành gây khó thở  tiếp theo có thể xảy ra suy hô hấp, bụng lớn nhanh và căng cứng, tử cung căng cứng và ấn đau, không sờ được các phần thai nhi, khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi. Phù và giãn tĩnh mạch đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép.

Về phía thai: Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm, thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng. Dị dạng cấu trúc thai nhi cần được loại trừ bằng siêu âm trong tình huống này vì đa ối cấp tính có thể kèm theo dị dạng thai nhi như tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hoá, quái thai vô sọ, tật nứt cột sống (spina bifida)....

Đa ối mãn: Đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối và thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ. bệnh tiến triển chậm, không gây đau nhiều và khó thở nhiều như đa ối cấp.

Cảm nhận của người mẹ: Thai phụ cảm thấy nặng bụng, bụng căng, khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi và khó thở sẽ xảy ra khi nước ối tăng nhiều gây căng to.

Các dấu hiệu khi khám: Tử cung lớn hơn so với tuổi thai, có dấu hiệu sóng vỗ, sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi, thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng.

Phòng bệnh

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế uống nước và giảm muối trong khẩu phần ăn. 

Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Khi có dấu hiệu đa ối cần theo dõi sát, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị.

Đa ối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và những nguy hiểm cho cả mẹ và cón không chỉ trong thai kỳ mà cả trong quá trình chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sau này. Vì vậy việc khám thai định kỳ hay làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....