Đau bụng kinh nhưng kinh nguyệt không ra được phải làm sao?

Thứ Ba, 11/02/2020 05:27 PM (GMT+7)

Đau bụng kinh nhưng không có kinh nguyệt hay đã tới ngày đèn đỏ nhưng kinh nguyệt không ra được phải làm sao? Đây mà một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt các bạn gái cần theo dõi và điều trị để phòng tránh những bệnh lí phụ khoa nguy hiểm.

dau-bung-kinh-nhung-kinh-nguyet-khong-ra-duoc

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được

Tăng giảm cân đột ngột: Đây cũng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được. Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Khi giảm cân, nhất là những người áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế calo sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng, mất cân bằng hormone tương tự như khi tăng cân đột ngột.   

Căng thẳng, stress, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng làm rối loạn kinh nguyệt: Tâm lý stress, căng thẳng, áp lực sẽ tác động đến não bộ - vùng cơ quan kích thích hoạt động sản xuất hormone của tuyến yên, khiến các bạn gái bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không ra được.

Tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Nhưng bên cạnh việc hiệu quả điều trị, hầu hết các loại thuốc kháng sinh cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng không mong muốn cho người bệnh. Đối với các bạn gái, việc dùng thuốc kháng sinh nhiều trước kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những tác dụng phụ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Uống nhiều thuốc kháng sinh có thể làm kinh nguyệt không ra được.

Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không ra được.

Phải làm sao nếu kinh nguyệt không ra được?

Giải tỏa căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress và áp lực không những ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây ra rối loạn nội tiết tố - nguyên nhân khiến kinh nguyệt không ra được. Trong những ngày này bạn gái cần nghỉ ngơi hợp lí, ngủ sớm, đủ 8 tiếng/ ngày, tránh làm việc quá sức làm gia tăng áp lực, căng thẳng. Cần thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây hoặc ngâm mình trong bồn tắm với tinh dầu để tinh thần thoải mái đồng thời giảm những triệu chứng khó chịu.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí: Bổ sung các bữa ăn với đầy đủ khoáng chất và vitamin phù hợp có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không những giúp bạn gái khỏe mạnh hơn mà còn tăng khả năng chống chuột rút và thiếu máu. Bạn cũng nên uống đủ nước hàng ngày để tránh mất nước trong những ngày nhạy cảm nhé!

Tập thói quen vận động, rèn luyện thể chất: Luyện tập thể dục - thể thao đều đặn sẽ mang lại vô số lợi ích tích cực. Đặc biệt đối với phái nữ, vận động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý và thậm chí là điều hòa kinh nguyệt, giải vây tình huống kinh nguyệt không ra được.

Bổ sung sắt và magie: Bạn gái cần bổ sung nhiều chất sắt để bổ sung lượng máu giúp kinh nguyệt điều hòa. Nguồn cung cấp chất sắt có trong: thịt bò, cá, trứng, hải sản, các loại ngũ cốc... Ngoài ra, chị em cũng cần tăng cường magie vì trong chu kì vì lượng estrogen trong chu kì tăng đồng nghĩa lượng magie giảm cần bổ sung magie có trong các loại rau xanh, cá, các loại đậu, sữa, quả bơ… vào khẩu phần ăn để cân bằng dưỡng chất giúp kinh nguyệt điều hòa. 

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....