Dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tuổi trung niên ai cũng cần biết

Thứ Năm, 06/06/2019 07:36 AM (GMT+7)

Khủng hoảng tuổi trung niên là vấn đề rất phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ những ai đang bước vào “quãng giữa” của cuộc đời.

khung-hoang-tuoi-trung-nien

Khủng hoảng tuổi trung niên có thể xảy ra với bất cứ ai, dù cho đó có là người lạc quan đến đâu hay có một công việc đáng mơ ước tới mức nào. Khi ở trong thời kì này, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và chẳng muốn làm bất cứ việc gì.

Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Tại sao tình trạng bất ổn này lại thường xảy ra vào giữa cuộc đời? Và làm thế nào những người đang mắc kẹt trong hoàn cảnh này có thể vượt qua mình?

Phân tích một cuộc khảo sát trên toàn Vương quốc Anh, một nhóm các nhà kinh tế làm việc với giáo sư Andrew Oswald thuộc Đại học Warwick phát hiện ra, sự hài lòng trong công việc giảm đáng kể ở các nhân viên tuổi trung niên.

Khủng hoảng sự nghiệp ở độ tuổi trung niên trên thực tế là quy luật phổ biến chứ không phải là sự bất hạnh của một vài cá nhân. Tuy nhiên, trong nửa cuộc đời còn lại của bất cứ ai, mức độ hài lòng tăng trở lại, trong nhiều trường hợp mức độ hài lòng về sự nghiệp còn cao hơn so với trước đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, về cơ bản cảm xúc con người được miêu tả bởi đường cong hình chữ U.

Một nghiên cứu tiếp theo phát hiện ra, đồ thị hình chữ U này còn có mối liên quan rộng hơn so với những gì chúng ta từng biết. Tính trung bình, khi người ta còn trẻ, sự hài lòng về cuộc sống nhìn chung là cao sau đó bắt đầu giảm ở tuổi 30. Mức độ hài lòng chạm đáy đồ thị chữ U từ giữa thập niên 40 đến giữa thập niên 50 trước khi tăng trở lại lên mức cao như trong quá trình trưởng thành.

Đường cong chữ U này xảy ra trên toàn bộ phổ kinh tế - xã hội, từ giám đốc điều hành cấp cao tới công nhân cổ xanh và cả những người sống cùng nhà với bố mẹ. Khủng hoảng này đương nhiên ảnh hưởng tới các cặp vợ chồng dù có con hay chưa và tác động tới cả những người độc thân.

Giả thiết cho nguyên nhân của hiện tượng này được đưa ra là những người trẻ tuổi thường lạc quan và hy vọng gia tăng đáng kể khi sự việc trong cuộc sống diễn ra suôn sẻ. Người trẻ thường tin, họ sẽ "vượt qua mức trung bình", sẽ là những người may mắn sở hữu một công việc hàng đầu, một cuộc hôn nhân hạnh phúc… Những nhà thần kinh học lại thấy, sự lạc quan thái quá này dựa trên hoạt động xử lý thông tin sai lệch của não.

Khi chúng ta già đi, mọi thứ thường không xảy ra như là chúng ta dự kiến. Chúng ta có thể không leo lên các nấc thang sự nghiệp nhanh chóng như mong muốn. Hoặc chúng ta dần dần thấy, uy tín và thu nhập cao không còn là nhu cầu mong đợi nữa. Ở thời điểm này, những kỳ vọng cao về tương lai đồng thời được điều chỉnh xuống. Tuổi trung niên lúc này trở thành thời điểm đau khổ kép: thất vọng hình thành và khát vọng tan biến.

Nghịch lý thay, càng người có mọi điều mong muốn (ví dụ như có một công việc như ý) càng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thời kì này. Họ cảm thấy lạc lõng và thất vọng với chính mình, đặc biệt là vì bất mãn của họ nhiều khi rất phi lý - tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn.

Dưới đây là 10 dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên ai cũng cần biết:

1. Bắt đầu khủng hoảng về các vấn đề sức khỏe

Điều này hoàn toàn tự nhiên bởi khi càng già, chúng ta càng quan tâm nhiều hơn về sức khỏe – bao gồm bất cứ một "dấu hiệu" nào của rủi ro bệnh tật. Chúng ta là những con người thông minh và lý trí, nên chúng ta hiểu rằng sự "không vĩnh viễn" của cuộc đời có thể được làm dịu – ít nhất là một chút – bằng cách sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Thế nên, thực sự không quá bất ngờ khi khủng hoảng tuổi trung niên thường bắt đầu với những suy nghĩ triền miên về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

2. So sánh bản thân mình với bạn bè và những người khác

Nhiều người trong số chúng ta thường bị thúc đẩy bởi nhận thức về thành công. Giống như một chiếc phong vũ biểu (dụng cụ đo áp suất của khí quyển để dự đoán thời tiết), những người giống nhau thường có xu hướng so sánh chính bản thân họ – về tiền bạc, quần áo, xe hơi, nhà cửa... - với những người bạn của họ, kể cả đồng nghiệp và thậm chí là họ hàng. Đặc biệt, ở tuổi trung niên, mọi người sử dụng các tiêu chuẩn về sự nghiệp, thành tích và các cách đo lường khác của thành công để đánh giá vị trí hiện tại của mình trong xã hội. Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ sống cuộc sống tràn ngập những suy nghĩ "so sánh và cảm thấy bản thân vô cùng thấp kém".

3. Ám ảnh mang tên "giảm cân" và chăm sóc sắc đẹp

Mong muốn giảm cân hay có thân hình đẹp là điều tốt, dù ở bất kể lứa tuổi nào. Đối với những người từng trải qua cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, điều này thường xuất hiện, khi có một cảm giác không may mắn hối hận về một điều gì đó. Chúng ta sẽ bắt đầu nghĩ rằng "Tôi có thể làm gì?" hay "Làm thế nào để bản thân có thể trở nên tốt hơn?". Những câu hỏi này rất phổ biến và đặc biệt là đối với những người từng trải qua một quá trình chuyển đổi giữa các giai đoạn. Và khi bước vào giai đoạn từ sau 35 tuổi thì nhu cầu chăm sóc sắc đẹp dường như trở thành một căn bệnh truyền nhiễm.

4. Lòng tự trọng tăng lên

Như đã đề cập ở trên, khủng hoảng giữa cuộc đời bao gồm việc so sánh bản thân với người khác. Đồng thời, chúng ta cũng làm vậy với chính mình, nghi ngờ khả năng của bản thân, muốn thay đổi nhưng không sẵn sàng thực hiện, cảm thấy bất ổn về mọi thứ và không xác định rõ: "Liệu đâu là tiềm năng lớn nhất của mình? Liệu rằng chúng ta có nhận ra được tài năng thực sự của mình hay không? Chúng ta gặp thất bại ở đâu? Có quá muộn để thay đổi hay không?".

Giả thiết cho hiện tượng này được đưa ra là những người trẻ tuổi thường lạc quan và hy vọng gia tăng đáng kể khi sự việc trong cuộc sống diễn ra suôn sẻ. Người trẻ thường tin, họ sẽ "vượt qua mức trung bình", là những người may mắn sở hữu một công việc hàng đầu, một cuộc hôn nhân hạnh phúc...

Nhưng khi già đi, mọi thứ thường không như chúng ta dự kiến. Chúng ta có thể không leo lên các nấc thang sự nghiệp nhanh chóng như mong muốn hoặc dần dần thấy uy tín và thu nhập cao không còn là nhu cầu mong đợi của bản thân nữa. Ở thời điểm này, những kỳ vọng cao về tương lai được điều chỉnh xuống. Tuổi trung niên lúc này trở thành thời điểm đau khổ kép: thất vọng hình thành và khát vọng tan biến.

5. Muốn nghỉ việc – cho dù đó là một công việc tốt

Hãy hỏi tất cả mọi người đang làm việc để kiếm sống... đi làm thực sự rất khắc nghiệt. Chỉ có số ít người may mắn có được một công việc như ý muốn mà không cần phải tốn quá nhiều công sức, áp lực hay bận rộn. Tuy nhiên, điều này là trường hợp ngoại lệ bởi không phải ai cũng được như vậy.

Theo điều tra, khi đến giai đoạn 40 – 50 tuổi, chúng ta ghét công việc thì sự nghi ngờ về bản thân và lý do không muốn tiếp tục với công việc đó sẽ tăng lên. Điều này càng khiến chúng ta khủng hoảng hơn.

6. Vật lộn với khủng hoảng (hoặc các triệu chứng tương tự)

Theo các chuyên gia về sức khỏe tinh thần, khủng hoảng hiếm khi phát triển ở độ tuổi trung niên nhưng đáng buồn là không ít người từng phải trải qua điều này. Sự mất mát này - được coi là một sự mất mát vô cùng nghiêm trọng - dẫn tới các chất hóa học trong não bộ cũng thay đổi. Loạt sự kiện không may này có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm hoặc các triệu chứng tương tự. Họ cảm thấy bản sắc của chính mình bị mất đi.

7. Nghĩ quá nhiều về cái chết/"mục đích sống"

Theo một cách tự nhiên, cái chết là điều không thể tránh khỏi, cho dù bạn có muốn đề cập đến hay không... thậm chí một số người còn chọn cách lờ đi. Và sự thật là càng lớn tuổi, chúng ta càng cận kề với cái chết. Thuật ngữ "giữa cuộc đời" có hàm ý rằng chúng ta đã đạt đến những gì có thể nằm "ở giữa" của cuộc sống. Không có gì đáng ngạc nhiên, những người trải qua cuộc khủng hoảng giữa cuộc đời có nhiều khả năng nghĩ quá nhiều về cái chết và/hoặc "mục đích sống".

8. Mua sắm phung phí mà không có kế hoạch

Điều này thường xuyên xảy ra và xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 1/3 đàn ông trong độ tuổi từ 40 đến 59 tiêu xài hoang phí, đặc biệt là xe hơi. Và phụ nữ cũng không ngoại lệ, nhưng chủ yếu họ đầu tư vào chăm sóc sắc đẹp và phẫu thuật thẩm mỹ.

9. Thay đổi hành vi một cách bất ngờ

Một trong những dấu hiệu hiển nhiên của lứa tuổi này đó là hành vi thay đổi, khó dự đoán và đặc biệt bất ngờ. Ở câu lạc bộ nhảy của những người trong độ tuổi 45, họ có thể muốn nâng cao lông mày chẳng hạn. Thậm chí, những gì mà trước đây họ cam kết không làm hoặc không bao giờ hành xử như vậy thì không có gì ngạc nhiên khi đến tuổi này, họ có thể làm điều đó.

10. Khi ai đó nói rằng "bạn đang rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên"

Điều này tuy hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì khả năng rất cao là bạn đang thực sự rơi vào tình trạng như vậy. Đôi khi, người ngoài thường có cái nhìn đúng về sự thay đổi tâm lý và thể trạng của bạn mà có thể bạn không hề biết... và rất có thể điều đó quan trọng. Những người đấu tranh với khủng hoảng thường bị tổn thương, mất mát và tìm kiếm câu trả lời. Họ tuyệt vọng khi muốn biết rằng điều gì có thể xảy ra. Đôi khi, tất cả những gì họ cần là một ai đó có thể đánh giá một cách trung thực và chính xác.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...