Dấu hiệu để nhận biết bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Thứ Ba, 11/09/2018 03:20 PM (GMT+7)

Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình ở người già là gì cũng như nguyên nhân nào gây ra bệnh là câu hỏi dành nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong chuyên mục hôm nay, mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Trong số bệnh người cao tuổi thường gặp như: đột quỵ, rối loạn tiền đình, tai biến mạch máu não, táo bón, đau lưng…thì bệnh rối loại tiền đình chiếm tỷ lệ khá cao và làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Và nếu không điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Tiền đình là hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế người, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình một cách nhịp nhàng hay dáng người.

Nếu bộ phận tiền đình của cơ thể bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, đối với bệnh rối loạn tiền đình ở người già khi bệnh phát triển trong thời gian lâu, khiến cho người bệnh vốn sức khỏe đã già yếu càng trở nên mệt mỏi hơn và làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình ở người già

Có nhiều người đặt ra câu hỏi không biết bệnh rối loạn tiền đình ở người già có dấu hiệu nhận biết là như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình thường là hoa mắt, chóng mặt, có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

- Dấu hiệu nôn: Thường hay nôn khan, nôn ra mật xanh, mật vàng.

- Dấu hiện hoa mắt, chóng mặt: Khi nghiêng người qua trái hoặc qua phải lúc này bạn sẽ có cảm giác choáng váng, mất thăng bằng nếu đang nằm một chỗ nhưng cố gắng gượng sức dậy để đi thì có thể bị ngã đột ngột xuống đất và dẫn đến chấn thương, thậm chí gãy xương.

Đặc biệt, ở người già nếu bị ngã sẽ rất dễ gãy xương vì ở độ tuổi này xương rất yếu nên khi chịu tác động mạnh xương sẽ bị gãy và làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của người cao tuổi.

Ngoài những dấu hiệu tiêu biểu nêu trên, bệnh rối loạn tiền đình ở người già còn kèm theo một số triệu chứng khác như: mỏi cổ, tay chân tê bì, đau lưng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó thở…

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Người già mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ cảm thấy khó chịu trong người, cơ thể mệt mỏi dẫn tới chất lượng cuộc sống giảm sút. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

- Rối loạn tuần hoàn do thiếu máu, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp khiến cho việc lưu thông máu bị cản trở từ đó bệnh phát triển.

- Do thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh sẽ rất dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình và những bệnh lý khác

- Chế độ ăn uống không lành mạnh thường xuyên sử dụng các loại thức uống gây kích thích thần kinh như: rượu bia, cà phê, thuốc lá…

- Người cao tuổi tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày.

- Do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các loại hoá chất độc hại như: thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, chất thải từ các nhà máy xí nghiệp…

- Do ngồi làm việc lâu trước máy tính, môi trường sống không thuận lợi.

Trên đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh rối loạn tiền đình ở người già. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: thiếu máu, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh béo phì, thoái hóa cột sống cổ, tổn thương dây thần kinh số 8, bệnh tai biến mạch máu não…

Các chuyên gia sức khỏe cũng cho biết việc tìm hiểu các dấu hiệu và thủ phạm gây rối loạn tiền đình ở người già là vấn đề rất cần thiết. Để có hướng giải quyết tốt nhất, khắc phục đúng bệnh, đúng thuốc thì chúng ta cần phải biết cách xử lí bệnh hiệu quả ngay từ lúc ban đầu bằng cách điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe ngưởi bệnh.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....