Dấu hiệu nhận biết có thai ở tuổi dậy thì

Thứ Ba, 25/10/2022 01:56 PM (GMT+7)

Cơ thể của các mẹ ở tuổi dậy thì chưa có sự phát triển hoàn chỉnh vì thế khá khó để nhận biết chính xác việc mang thai trong những tuần đầu. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơ thể của các mẹ vẫn có một số dấu hiệu mang thai sớm để nhận biết.

Tuổi dậy thì là gì?

Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì (DT) là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng sinh con. Ở trẻ gái được thể hiện bởi sự có kinh nguyệt lần đầu và ở trẻ trai là sự phóng tinh lần đầu (mộng tinh).

Các trẻ gái thường bắt đầu DT ở độ tuổi từ 9-14 và ở các trẻ nam DT muộn hơn ở độ tuổi từ 12-15. Nhìn chung, nữ DT sớm hơn nam khoảng 2-3 tuổi. Các bạn trẻ có người sẽ DT sớm hơn và cũng có người DT muộn hơn một vài năm. Vào tuổi này, ở trẻ trai và trẻ gái bắt đầu có sự trưởng thành của hormone sinh dục, cũng như hệ cơ quan sinh dục và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu có quan hệ tình dục.

Khi nói đến tuổi DT, bạn trẻ cần quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý. Với những thay đổi này, cần có hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm không đáng có, làm ảnh hưởng đến việc phát triển về tinh thần, thể chất và bệnh tật có thể xảy đến.

20190410_072733_013908_nhung-thay-doi-o-tu.max-1800x1800

Dấu hiệu mang thai ở tuổi dậy thì

  • Bụng đau âm ỉ

Sau khi trứng đã thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ nên các mẹ thường sẽ cảm thấy bụng đau âm ỉ trong những ngày đầu mang thai.

  • Dịch âm đạo ra nhiều

Đây cũng là một trong những dấu hiệu để các mẹ nhận biết việc mang thai. Khi mang thai dịch âm đạo của mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều hơn và thường có màu trắng đục. Tình trạng này rất bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên mẹ không cần phải quá lo lắng.

  • Táo bón

Tương tự triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khi mang thai nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên trì trệ. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên xương chậu và bàng quang khiến các mẹ thường xuyên bị táo bón, đầy hơi.

  • Buồn nôn

Hiện tượng này được gọi là ốm nghén và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ và kéo dài khoảng 3 tháng hoặc là cả quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể bị buồn nôn bất kỳ lúc nào, khi ngửi được mùi thức ăn, trong lúc ăn hoặc thậm chí chỉ mới nhìn qua.

  • Mệt mỏi

Hiện tượng các mẹ ha uể oải mệt mỏi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Đồng thời trong khi mang thai, tim cũng các mẹ sẽ phải hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơi để cung cấp đủ oxy cho buồng trứng để nuôi em bé.

trevithanhnienmangthai.jpg_681651225994
  • Ra máu báo

Tình trạng ra máu báo thường xuất hiện sau 1 tuần quan hệ. Máu báo thường khá ít, xuất hiện dưới dạng những giọt máu đỏ nhạt đi kèm với dịch âm đạo. Nguyên nhân ra máu báo thai là do quá trình trứng làm tổ bám vào niêm mạc tử cung khiến lớp niêm mạc bị bong ra dẫn đến hiện tượng xuất huyết và ra máu âm đạo.

  • Trễ kinh

Đây là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm điển hình nhất ở các mẹ bầu. Nếu các mẹ bị trễ kinh khoảng 10 ngày mà trước đó lại quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thì khả năng mang thai rất cao. Bởi vì khi trứng đã được thụ tinh thành công thì kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt 9 tháng các mẹ mang thai.

  • Chướng bụng, đầy hơi

Nồng độ các hormone estrogen và progesterone khi mang thai sẽ làm giãn cơ đường ruột cũng mẹ bầu. Đồng thời, hormone progesterone cũng làm chậm quá trình tiêu hóa khiến cơ thể sản sinh nhiều khí ga hơn, làm các mẹ thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.

  • Thèm ăn hoặc không muốn ăn

Thói quen của các mẹ thường sẽ bị thay đổi khi mang thai. Các mẹ có thể thích ăn những món có vị chua hoặc ngọt mà trước đây mình không thích hoặc thậm chí thích ăn những món cực chua, cực ngọt. Ngoài ra, các mẹ có thể thèm ăn rất nhiều món thậm chí có những món trước đây không hề thích hoặc có thể cảm thấy chán và không muốn ăn món gì.

  • Ngực thay đổi

Khi trứng đã được thụ tinh thành công sẽ làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể dẫn đến lượng máu tuần hoàn đến vùng ngực cũng sẽ nhiều hơn. Điều này khiến cho ngực của các mẹ bị thay đổi, trở nên sưng đau và căng tức.

Nguyễn Liên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....