Đau lưng thì phải đi xét nghiệm hình ảnh? Quên điều này đi, đây mới là sự thật

Thứ Năm, 28/02/2019 10:48 PM (GMT+7)

X-quang, CT scans, và MRI,.. là các loại chẩn đoán hình ảnh giúp thể hiện hình ảnh bên trong cơ thể.

Empty

Cho nên thông thường khi bị đau lưng, bạn hay được khuyên đi chụp phim đi, sẽ biết rõ cơn đau lưng là gì, rồi chữa trị hữu hiệu hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp trên thường không giúp ích gì.

Sau đây là các lý do đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra:

1. Các xét nghiệm này không giúp bạn cảm thấy đỡ đau nhanh hơn

Hầu hết những người bị đau lưng đều cảm thấy đỡ hơn trong khoảng một tháng, cho dù họ có xét nghiệm hình ảnh hay không.

Những người được xét nghiệm hình ảnh cũng không bớt đau nhanh hơn. Đôi khi, họ còn cảm thấy tệ hơn so với những người đã uống thuốc giảm đau không kê toa và tập bài tập đơn giản, như đi bộ, để giúp giảm đau.

Xét nghiệm hình ảnh còn có thể "dẫn dắt" tới các quyết định mổ/phẫu thuật hay các phương pháp điều trị khác mà bạn có thể không thật sự cần tới.

Trong một nghiên cứu, những người được chụp MRI có nhiều khả năng phẫu thuật hơn những người không chụp MRI. Nhưng thực tế là cuộc mổ không giúp họ cảm thấy tốt lên nhanh hơn trong nhiều trường hợp

2. Xét nghiệm hình ảnh cũng có thể gây hại sức khỏe

Empty

Chụp X-quang và chụp CT sử dụng tia phóng xạ nếu tích lũy nhiều lần cũng có thể gây hại cho cơ thể. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với tia phóng xạ khi có thể.

3. Xét nghiệm hình ảnh gây tổn hại tài chính

Xét nghiệm hình ảnh có thể làm bạn tốn tiền, từ vài trăm tới vài triệu đồng, phụ thuộc vào loại xét nghiệm và nơi thực hiện. Bạn có thể tự hỏi mình: "Tại sao lại phí tiền vào những xét nghiệm mà không giúp tôi giảm đau?"

Nếu những xét nghiệm này dẫn dắt tới phẫu thuật thì bạn còn tốn kém càng nhiều hơn nữa.

 Khi nào mới nên xét nghiệm hình ảnh khi đau lưng?

Tuy vậy, trong một số trường hợp, bạn có thể cần xét nghiệm hình ảnh ngay. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bị đau thắt lưng kèm theo một trong các triệu chứng sau đây:

Sụt/giảm cân không rõ nguyên nhân.

Sốt cao trên 38,5oC (tương đương 102° F).

Mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện.

Mất cảm giác hay yếu liệt chân.

Phản xạ gân cơ bất thường (thường do bác sĩ khám).

Đã từng bị ung thư.

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu gợi ý có thương tổn thần kinh hoặc một vấn đề nghiêm trọng như ung thư hay nhiễm trùng ở cột sống.

Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, các Hiệp hội y khoa khuyên bạn hãy chờ đợi vài tuần.

Bài viết này chỉ giúp bạn có thêm thông tin khi nói chuyện với các bác sĩ. Nó không thay thế được tư vấn y khoa, và chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn sử dụng nó, lưu ý bạn nhé.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....