Đau tinh hoàn: Nguyên nhân và cách điều trị

Chủ Nhật, 23/10/2022 08:30 PM (GMT+7)

Tình trạng tinh hoàn bị đau không phải là hiếm gặp ở nam giới. Đau tinh hoàn bên phải hay bên trái có thể là biểu hiện bệnh lý, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm nhu cầu tình dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của nam giới.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn bị đau

Tinh hoàn ở nam giới là một trong những bộ phận vô cùng nhạy cảm. Một số cơn đau thoáng qua nhẹ nhàng, nhưng cũng có nhiều cơn đau lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Dựa trên kiến thức chuyên môn, chúng tôi sẽ liệt kê ra một số nguyên nhân gây ra tình trạng tinh hoàn bị đau như sau:

Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn do vi khuẩn gây ra do nhiễm trùng hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau dữ dội ở tinh hoàn trái hoặc tinh hoàn phải, nếu không điều trị tốt và kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn xảy ra do tinh hoàn tự xoay quanh trục, làm hạn chế không cho lượng máu di chuyển vào tinh hoàn. Nam giới khi gặp phải tình trạng này thường thấy những cơn đau dữ dội và đột ngột, phần bìu bị sưng to, hai bên tinh hoàn lệch nhau (do một bên cao, một bên thấp). 

Xoắn tinh hoàn dẫn đến các cơn đau tinh hoàn và bụng dưới - đột ngột và thường kéo dài ít hơn 6 tiếng đồng hồ.

5c20388175fcbd76dc6e2492_cach-chua-dieu-tri-xoan-tinh-hoan-1

Thoát vị bẹn: Thoát vị bẹn xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Bệnh khiến vùng bìu sưng to và càng to hơn khi làm việc nặng, thường xuyên chạy nhảy. Thoát vị bẹn gây ra tình trạng đau tức tinh hoàn, thường phải phẫu thuật để cắt bỏ. 

Khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi sẽ cảm thấy đau tinh hoàn nhưng không sưng, bởi khối phồng có thể sẽ dần nhỏ lại hoặc mất hẳn. 

Ung thư tinh hoàn: Một nguyên nhân khác khiến tinh hoàn bị đau là ung thư tinh hoàn. Mặc dù mang tính chất nguy hiểm của ung thư, nhưng đa số bệnh nhân đều có thể nhận biết tại thời điểm đầu và chữa khỏi hoàn toàn. 

Dấu hiệu của ung thư tinh hoàn là khối u, khối u thường xuất hiện ở đỉnh hoặc mặt sau của tinh hoàn, khi bệnh nhân sờ vào sẽ thấy cứng và đau nhói. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Theo các thống kê gần đây, tỷ lệ nam giới mắc phải giãn tĩnh mạch hay đám rối tĩnh mạch tương đối cao, chiếm khoảng 16%. Tình trạng này xảy ra do hệ thống van chống trào ngược trong cơ thể gặp vấn đề hoặc tĩnh mạch thừng tinh không có van. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là đau ở cả hai bên tinh hoàn.

Tuy nhiên, cấp độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Ở mức độ 1 (nhẹ), nam giới chưa cảm nhận được các cơn đau. Phải cho đến mức độ 3, thì bệnh nhân mới bắt đầu cảm thấy nặng ở vùng bìu và đau 2 bên tinh hoàn. Nếu không cải thiện, bệnh sẽ ngày càng nặng, nam giới cần mổ nội soi để thắt tĩnh mạch. Vết mổ sẽ không ảnh hưởng gì tới chức năng sinh sản, tinh hoàn vẫn giữ nguyên kích thước và xuất tinh như thường. 

Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt mãn tính, nang mao tinh hoàn, chấn thương, xuất huyết,... cũng là những nguyên nhân phổ biến, khiến cho tinh hoàn bị đau.

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị đau tức tinh hoàn

Triệu chứng mà mỗi người gặp phải là khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chia làm 2 giai đoạn (cấp tính và mãn tính) để bạn có thể xác định mình đang ở trong tình trạng như thế nào. 

Giai đoạn cấp tính: Thông thường, triệu chứng đau tinh hoàn ở giai đoạn cấp tính chưa quá rõ ràng, nhưng cũng đủ để nhận biết. 

Đấng mày râu có thể nhận thấy tinh hoàn có phần hơi sưng phồng. Nhiều trường hợp cảm nhận được cơn đau ở một bên.Khi chạm vào vị trí bìu của dương vật, người bệnh cảm thấy đau, cứng. Tinh hoàn bị phù nề, xuất hiện những cơn đau ở phần đùi, có thể lan dần xuống hàng. Tình trạng này khiến cho bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Ớn lạnh hay sốt cao cũng là tình trạng hay gặp ở giai đoạn đau cấp tính.

dau-1-ben-tinh-hoan

Giai đoạn mãn tính: Trường hợp nam giới bị đau tinh hoàn cấp tính, lâu dần mà không có biện pháp khắc phục thì những cơn đau sẽ chuyển sang mãn tính. Triệu chứng nhận biết cụ thể như sau:

- Hai bên tinh hoàn và bộ phận sinh dục sưng, phù nề to, gây đau đớn.

- Tinh hoàn teo nhỏ lại. Điều này dễ gây ra ảnh hưởng về chức năng sinh lý. Nếu không được can thiệp y học để chữa trị sớm, nam giới có thể sẽ bị vô sinh.

- Khi quan hệ tính dục hoặc thủ dâm, tinh dịch được xuất ra thường có lẫn máu, thậm chí có kèm cả mủ, hôi tanh khó chịu ở lỗ sáo.

- Nam giới thường dễ lâm vào trạng thái căng thẳng, stress. Những  cơn đau hoành hành gây khó chịu khi cử động, ảnh hưởng đời sống tình dục.

- Nếu tính trạng đau cứ tiếp tục kéo dài, chức năng sinh sản ở nam giới sẽ phải chịu những tác động tiêu cực. Tâm sinh lý và sức khỏe sinh sản chỉ ổn định khi tinh hoàn khỏe mạnh như bình thường.

3. Cách khắc phục đau nhức tinh hoàn hiệu quả

Đau tinh hoàn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là do biến chứng bệnh quai bị viêm tuyến nước bọt mang tai, do thói quen quan hệ tình dục không an toàn, không vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu,… Vì vậy, ngay khi phát hiện thấy những tổn thương bất thường ở vị trí này thì nam giới cần lập tức đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Thông thường sẽ có những cách điều trị viêm, đau tinh hoàn phổ biến sau đây:

Cách chữa đau tinh hoàn an toàn tại nhà: Chỉ hiệu quả đối với những trường bệnh nhẹ, đau tinh hoàn do chấn thương sinh lý.

Chườm đá lạnh: khi có hiện tượng đau tinh hoàn, bạn hãy sử dụng một vài viên đá lạnh gói vào khăn mềm rồi nhẹ nhàng đặt lên vị trí bị đau, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, cơn đau cũng có phần thuyên giảm.

Lá lốt: chữa đau tinh hoàn bằng lá lốt, người bệnh có thể sử dụng một ít lá lốt kết hợp với các vị thuốc như 10g bạch linh, 4g đối với cam thảo, hoàng kỳ, 12g đối với trần bì, lệ chi, bạch truật. Đem tất cả nguyên liệu trên rửa thật sạch, sắc lấy nước uống hằng ngày, sau một thời gian sẽ thấy triệu chứng có chuyển hướng tích cực.

Lá trầu không: bên cạnh chườm đá lạnh, chữa đau bằng lá lốt, nam giới bị đau tinh hoàn còn có thể dùng lá trầu không quét một lớp mật ong lên bề mặt rồi áp lên vùng bìu bị sưng đau. Nên duy trì trong khoảng 3 giờ, sau đó rửa sạch bộ phận sinh dục. Cố gắng thực hiện đều đặn mỗi ngày, tình trạng đau tinh hoàn sẽ giảm dần.

1596698582

Cách chữa đau tinh hoàn nhanh chóng bằng phương pháp nội - ngoại khoa:

Nội khoa: Nếu nam giới bị đau tinh hoàn xuất phát từ nguyên nhân chấn thương va đập, viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn mức độ nhẹ,... Các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp chống viêm, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát trở lại.

Ngoại khoa: Đây là cách chữa bệnh đau tinh hoàn áp dụng cho các bệnh nhân bị đau do xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nặng,… Nam giới sẽ được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng; từ đó có biện pháp can thiệp các kỹ thuật ngoại khoa hiệu quả, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Phương pháp này nên được thực hiện tại những bệnh viện có uy tín, tay nghề bác sĩ giỏi, máy móc hiện đại nhằm hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có cho người bệnh.

4. Một vài lưu ý trong quá trình điều trị đau tinh hoàn

Nhằm giúp cho quá trình điều trị đau tinh hoàn được nhanh chóng, thuận lợi, trong thời gian này, phái mạnh cần ghi nhớ một vài điều sau đây:

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý, đầy đủ, kiêng khem bia rượu, thuốc lá, cà phê,… để nâng cao hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

- Hạn chế tối đa quan hệ tình dục.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục đều đặn, sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

- Tránh làm việc, bưng bê nặng, đi lại nhiều cũng như không tập luyện thể thao trong thời gian này để tránh gây đau tinh hoàn.

- Tránh mặc đồ lót quá chặt sẽ tăng áp lực cho tinh hoàn và làm cho tinh hoàn trở nên đau hơn; thay vào đó nên mặc những đồ lót chất liệu tốt, có khả năng nâng đỡ.

Thực hiện lịch tái khám theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dừng hoặc mua thuốc về nhà tự điều trị bởi rất dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....