Đau vai gáy: nguyên nhân và biến chứng

Thứ Sáu, 28/10/2022 01:26 PM (GMT+7)

Đau vai gáy là bệnh lý rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Ngày nay tỉ lệ người trẻ tuổi bị đau vai gáy ngày càng cao, kéo dài dai dẳng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể dẫn tới một số biến chứng khôn lường.

1. Đau vai gáy là gì

Đau vai gáy là hiện tượng vùng cổ, vai, gáy bị co cứng, đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động. Bệnh lý này có liên quan mật thiết đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại cùng cổ, vai, gáy và hầu như ai cũng từng mắc phải, đặc biệt là đối tượng dân văn phòng hoặc làm việc thường xuyên trước máy tính trong thời gian dài. Khi mới khởi phát, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi hoặc tê bì từ gáy đến bả vai, tê buốt cánh tay và đau cứng cơ cổ sau khi ngủ dậy. Ở giai đoạn này, người bệnh thường hay chủ quan và bỏ qua những triệu chứng khởi phát. Theo thời gian, tần suất các cơn đau tăng dần và kéo dài trong nhiều ngày hoặc đau đột ngột khi ho, hắt hơi; đồng thời việc cử động cổ hoặc xoay vai cũng sẽ gặp khó khăn.

Triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm như:

– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

– Thoái hóa đốt sống cổ

– Hẹp ống sống

– Viêm khớp

– Rách gân cơ vùng vai do thoái hóa

– Viêm cột sống dính khớp

– Gai cột sống.

2. Nguyên nhân đau vai gáy

Đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là những lý do sau:

- Nguyên nhân bệnh lý: Mắc phải các bệnh lý xương khớp vùng cổ vai gáy như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, vôi hóa cột sống, rối loạn chức năng thần kinh…

- Tập luyện sai phương pháp: Không khởi động trước khi vận động mạnh, tập thể thao sai kỹ thuật, tập quá sức...

- Ngồi, nằm sai tư thế: Ngồi cong lưng, ngồi ngủ gục trên bàn, nằm gối quá cao...

- Tính chất công việc: Làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác nặng hoặc phải ngồi, đứng trong thời gian dài.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Không bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết.

- Chấn thương: Gặp phải tai nạn dẫn đến chấn thương vùng vai, cổ.

- Nhiễm lạnh: Nhiễm gió lạnh khiến tà khí xâm nhập, khu trú quanh xương khớp gây tắc nghẽn khí huyết, khiến dây thần kinh xung quanh bị tổn thương.

bien-chung-dau-vai-gay

3. Triệu chứng của đau vai gáy

- Đau nhức, mỏi vùng vai, cổ, mức độ đau tăng lên khi ngồi lâu, đi lại, vận động cột sống cổ.

- Đau khi thời tiết thay đổi.

- Cơn đau lan xuống cánh tay, cẳng tay và ngón tay, khiến người bệnh khó cử động cánh tay, cầm nắm,...

- Trường hợp đau vai gáy nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần đi lại, cử động nhẹ nhàng cũng sẽ có cảm giác đau nhức rất khó chịu.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng đau vai gáy có thể dẫn tới nhiều biến chứng phức tạp như:

- Teo cơ, yếu cơ cánh tay.

- Chèn ép tủy sống cổ gây đau nhức dữ dội.

- Rối loạn tiền đình, thiếu máu não, gây đau đầu, mất ngủ, thiếu tập trung.

- Suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống…

4. Những biến chứng đau vai gáy cần cảnh giác

- Thiểu năng tuần hoàn não: Thiểu năng tuần hoàn não là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đau vai gáy. Tình trạng này xảy ra khi máu tuần hoàn lên não bị suy giảm, dẫn đến thiếu hụt oxy và dưỡng chất để duy trì hoạt động của não bộ. Cơ chế hoạt động của thiểu năng tuần hoàn não do đau vai gáy là: Máu tuần hoàn lên não, khi đi qua cổ vai gáy bị các cơn co cứng đột ngột gây chèn ép, tắc nghẽn và làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não bộ. Do vậy, người bị thiểu năng tuần hoàn máu sẽ có những dấu hiệu như: Thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt, đau nhức đầu, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, khó ngủ, mất ngủ, rối loạn cảm xúc,…

- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Khi các cơn đau vai gáy kéo dài lâu ngày có thể lan rộng ra vai và cánh tay, gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng như: tê bì mất cảm giác từng vùng cánh tay, teo cơ, giảm vận động, liệt vận động cánh tay, cẳng tay hoặc ngón tay.

- Tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ: Thực tế cho thấy, một số bệnh nhân bị đau vai gáy do thói quen sinh hoạt có khả năng mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường. Khi bị bệnh này, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy, gây đau nhức, mỏi. Người bệnh thường cảm thấy đau, cứng cổ mỗi khi ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc nhất là người trung niên (trên 40 tuổi). Tình trạng này kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống và các cơ quan xung quanh diễn ra nhanh hơn bình thường.

- Chèn ép tủy sống vùng cổ: Các tổn thương cột sống cổ mức độ nặng có thể gây chèn ép tủy sống vùng cổ. Tuy biến chứng này thường hiếm gặp nhưng nếu xảy ra sẽ gây tai biến nặng nề cho bệnh nhân như rối loạn cảm giác ở chân tay, rối loạn thần kinh thực vật, liệt nửa người hoặc tứ chi.

- Rối loạn thần kinh thực vật: Nếu các cơn đau vai gáy ở mức độ nặng có thể dẫn đến hẹp cột sống cổ hoặc chèn ép lên tủy sống vùng cổ và gây ra biến chứng rối loạn thần kinh thực vật. Thần kinh thực vật có chức năng chi phối hoạt động của các cơ quan như tim, hô hấp, tiêu hóa,…

- Rối loạn tiền đình: Tiền đình là cơ quan nằm phía sau ốc tai, có nhiệm vụ duy trì tư thế thăng bằng và phối hợp cử động của toàn bộ cơ thể. Rối loạn tiền đình là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đau mỏi vai gáy, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương dẫn đến triệu chứng ù tai, hoa mắt, mất thăng bằng, choáng đầu,…

- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… là những biến chứng đau vai gáy thường gặp

- Đau rễ thần kinh: Rễ thần kinh cột sống cổ bị chèn ép gây ra những cơn đau nhói dữ dội hoặc bỏng rát, tê tái, nhức nhối ở các vùng lưng, cổ, vai gáy, cánh tay và đầu.

- Các biến chứng đau vai gáy khác: Tình trạng đau mỏi vai gáy dai dẳng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Từ đó gây mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, ảnh hưởng tới chất lượng đời sống của người bệnh.

5. Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy tại nhà

Khi bị đau vùng vai cổ, người bệnh có thể tham khảo, áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

chua-dau-vai-gay-bang-thuoc-nam-9

- Áp dụng các mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau cổ vai váy. Nếu bị đau vai gáy mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian hỗ trợ giảm đau tại nhà đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

- Sử dụng lá lốt: Dùng 300gr lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị đau. Hoặc bạn có thể cho lá lốt vào sao nóng cùng muối rồi chườm.

- Sử dụng ngải cứu: Lá ngải cứu đem rửa sạch, rang nóng cùng với muối rồi đắp lên vùng đau nhức khoảng 15 phút mỗi ngày.

Tập luyện yoga, thể dục hỗ trợ giảm đau vai gáy. Những bài tập yoga, thể dục giúp thư giãn gân cơ, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Người bị đau mỏi cổ vai gáy có thể tham khảo, tập luyện những bài tập sau:

- Tư thế em bé

- Tư thế vặn mình

- Tư thế con mèo

- Tư thế nhân sư

- Tư thế co duỗi 2 vai

- Tư thế xoay vai

- Tư thế mặt bò

- Căng duỗi phần cơ cổ

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....