Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Thứ Năm, 28/07/2022 07:40 AM (GMT+7)

Ngày nay rất nhiều học sinh gặp phải tình trạng dậy thì sớm nhưng cũng không ít người dậy thì muộn. Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này không là câu hỏi được đặt ra.

  1. Tình trạng dậy thì muộn ngày càng xảy ra ở nhiều trẻ, bệnh có thể ảnh hưởng tới tâm lý, sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản về sau này của trẻ. Do đó, dậy thì muộn cần được quan tâm kịp thời.

 1. Bao nhiêu tuổi dậy thì là muộn?

Giai đoạn phát triển chuyển tiếp về sinh lý từ một đứa trẻ thành người lớn, độ tuổi quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hoàn toàn là người lớn được gọi là giai đoạn dậy thì. Bất cứ ai cũng sẽ trải qua giai đoạn này và thấy được những biến đổi lớn trên cơ thể và tâm lý.

Về mặt sinh lý, thời kỳ trưởng thành sinh dục chính là giai đoạn dậy thì, khi cơ thể bắt đầu có khả năng sinh con. Nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ có kinh nguyệt lần đầu, còn nam giới sẽ phóng tinh trùng lỏng.

Ở độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của cả nam và nữ đều có sự trưởng thành và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu quan hệ tình dục. 

Từ 9 đến 14 tuổi, nữ giới bắt đầu dậy thì, còn nam giới sẽ dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 đến 15. Nam giới sẽ dậy thì muộn hơn nữ giới khoảng 2 – 3 năm. Cũng có trẻ dậy thì sớm hơn và cũng có trẻ dậy thì muộn hơn một vài năm.

Empty

Khi trẻ đến 16 tuổi mà vẫn chưa có biểu hiện thay đổi của cơ thể được gọi là dậy thì muộn.

Thông thường, con gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 - 15 với biểu hiện là sự xuất hiện của lần có kinh đầu tiên cùng một số dấu hiệu sinh dục phụ như chiều cao tăng lên, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu bạn gái không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào ở tuổi 14 hoặc không có kinh nguyệt cho tới khi được 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn.

Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là chiều cao tăng nhanh, nặng cân hơn, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra nên giọng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông của trẻ phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, có hiện tượng phóng tinh lần đầu. Nếu trẻ trai đã bước qua tuổi 15 và không có các dấu hiệu kể trên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không phát triển hơn trước thì chứng tỏ trẻ đã bị dậy thì muộn.

2. Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này không?

Ở bé gái: nhìn chung dậy thì muộn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, bạn gái vẫn có khả năng sinh sản bình thường. 

Ở bé trai, dậy thì muộn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất nếu không điều trị sớm. Hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo – ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn.

Ngoài những ảnh hưởng về sức khỏe sinh sản như đã nói ở trên, trẻ dậy thì muộn thường tách ra khỏi tập thể, gặp phải các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm, ngại giao tiếp. Vấn đề quan trọng đặt ra là không để những mặc cảm tâm lý (tự ti, hoang mang, lo lắng…) làm ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ của trẻ bị dậy thì muộn.

3. Các biện pháp điều trị dậy thì muộn

Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi thấy các dấu hiệu của dậy thì muộn.

Người thân nên giải thích cho trẻ hiểu và đón nhận chuyện dậy thì muộn một cách tự nhiên để giữ tâm lý bình tĩnh cho trẻ.

Phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và những biến đổi tâm lý của trẻ để giúp những chuyên gia y tế có bằng chứng về quá trình phát triển của bé. Các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....