Đến bệnh viên, nên hạn chế chạm vào những đồ vật này

Thứ Hai, 17/06/2019 06:08 PM (GMT+7)

Trong bệnh viện, bệnh nhân, nhân viên y tế và khách ra vào liên tục nên hầu hết vật dụng có thể tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh. Một số đồ vật nên hạn chế chạm vào như: vòi nước, khóa cửa, nút bấm thang máy, thiết bị y tế...

Theo Journal of Infection Control, các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã kiểm tra 18 tấm rèm che bao quanh giường bệnh từ lúc mới làm sạch đến sau hai tuần. Kết quả gần 90% tấm rèm này chứa đầy khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh Staphylococcus aureus (MRSA). Đây là vi khuẩn gây nhiều bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm tủy xương.

Tay vịn trên giường bệnh cũng là môi trường lý tưởng cho nhiều vi khuẩn gây bệnh sinh sống. Điển hình như vi khuẩn MRSA có thể sống trên tay vịn giường đến một năm, vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.

benhvien

Nguyên nhân là cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều chạm vào tay vịn trên giường bệnh mỗi ngày. Do đó, bạn nên hạn chế chạm vào hoặc lau tay vịn bằng nước khử trùng hằng ngày, vệ sinh tay sạch sẽ sau khi thăm bệnh.

Khay thức ăn của bệnh viện chứa rất nhiều vi khuẩn do là đồ vật dùng chung, có nhiều người đã chạm vào hoặc rơi rớt thức ăn ra. Do đó, lây nhiễm vi khuẩn từ khay thức ăn là chuyện khó tránh khỏi.

Bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và nhiều người khác thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào họ tiếp xúc từ rèm cửa hay tay vịn giường đều có thể lây nhiễm sang thang máy.

Trong một nghiên cứu công bố trên Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau. 35% số này xuất hiện khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA. Ngoài ra, các nút thang máy còn có vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy và Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não.

Cách phòng ngừa tốt nhất là nên rửa tay sau khi chạm vào nút thang máy. Có thể sử dụng khăn giấy hay khăn ăn để ấn nút thang máy để bảo vệ sức khỏe, tránh lây nhiễm bệnh.

Tay vịn ghế dành cho người khám bệnh hay thân nhân người bệnh cũng dính nhiều vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh. Chúng có thể khiến vết nhiễm trùng khó lành hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, bạn hãy lau ghế trước khi ngồi vào chỗ.

Phòng vệ sinh ở bệnh viện chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Do đó, vòi rửa tay mang nhiều mầm bệnh, có thể truyền từ người này sang người khác. Để bảo vệ, hãy dùng dung dịch rửa tay khô và khăn giấy khi cần.

Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và mọi người lui tới bệnh viện đều thường xuyên chạm vào tay nắm cửa. Các nghiên cứu cho thấy 30% tay nắm cửa chứa khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA. Do đó, bạn nên rửa sạch tay trước và sau khi đến bệnh viện để phòng ngừa.

Thiết bị y tế khác cũng tiềm ẩn mối nguy lây nhiễm vi khuẩn. Nên rửa tay bằng chất khử trùng hoặc nước rửa tay trước và sau khi vào viện để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là trẻ em.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....