Dị ứng thời tiết - bệnh bé yêu dễ gặp phải

Thứ Tư, 19/12/2018 11:08 PM (GMT+7)

Thật khó tránh khỏi được thực trạng nóng lạnh đột ngột trong thời tiết ở nước ta hiện nay. Thế nên căn bệnh dị ứng thời tiết là điều dễ gặp phải. Nó không riêng bất kỳ cho đối tượng nào, cả người lớn và trẻ em. Vậy mẹ phải làm sao khi con yêu bị dị ứng thời tiết?

tre-bi-di-ung-thoi-tiet

Hầu hết dị ứng thời tiết xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ. Nguyên nhân khác là do di truyền, cơ thể nhiễm trùng virus hoặc do đang mắc một số bệnh lý.

Bệnh dị ứng thời tiết là bệnh gì? Triệu chứng dị ứng thời tiết của

Dị ứng thời tiết là dạng bệnh thường xảy ra tại những thời điểm chuyển mùa, có nghĩa là từ lạnh bất chợt sang nóng hoặc đang nóng chuyển sang lạnh một cách đột ngột.

Khi mà một cơ thể bị dị ứng thời tiết có thể sinh ra các histamin, một vài chất có liên hệ với hệ miễn dịch gây ra hiện tượng ứ độc độc tố.

Khi trẻ em bị dị ứng thời tiết sẽ gây ra những triệu chứng như:

Da đỏ tấy hoặc sưng rộp. Những nốt dị ứng thường là các nốt mẩn đỏ và xuất hiện vảy ở đầu. Các mẩn đỏ và ngứa khi có tác động với nhiệt độ lạnh hay nóng một cách đột ngột. Đặc biệt gặp ở những vùng dễ bị ngứa ngáy và khó chịu là da mặt, da bàn tay, da ở chân… Khi này trẻ bị bệnh sẽ thấy khó chịu và ngứa ngáy. Trẻ có thể bị nổi mề đay cấp tính. Chúng rất nguy hiểm khi mọc nhanh khắp cơ thể, khó thở hay tụt huyết áp. Dị ứng thời tiết có thể khiến cơ thể người bệnh tiêu chảy, khó thở cấp tính, đau bụng, buồn nôn, phù não cấp tính, tim đập nhanh, phù nề họng…. Khác với những suy nghĩ thông thường là dị ứng thời tiết chỉ là căn bệnh nhẹ gây nổi mề đay và dị ứng, thì dị ứng thời tiết nếu chủ quan có thể ảnh hưởng cả đến tính mạng. Vậy nên cần biết cách xử lý kịp thời để tránh trường hợp bạn phát triển tới giai đoạn nặng hơn.

214f00473f06d6588f17

Cách điều trị dị ứng thời tiết với trẻ nhỏ

Khi trẻ bị dị ứng trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của mỗi bé để có thể đưa ra đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc mà bác sĩ thường sử dụng như thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin; Những trường hợp nặng hơn có thể dùng kèm thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine), dùng doxepin, prednisolone, corticoide… Thế nhưng việc phòng tránh dị ứng thời tiết là điều cần thiết cha mẹ nên lưu ý để bảo vệ cho mình và gia đình:

Uống đủ nước mỗi ngày để điều hòa cơ thể, tập thể dục thường để tăng cường sức khỏe. Ăn nhiều rau xanh, ăn trái cây, uống nước ép trái cây… để tăng cường hệ miễn dịch. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, hút thuốc hay tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa. Tránh để cơ thể phải rơi vào tình trạng thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Mùa đông cần giữ ấm đầu và tránh nơi ồn ào; giữ ấm những bộ phận dễ nhiễm lạnh như cổ, tay, tai…Tránh để nước mưa ngấm vào trong cơ thể, cần che chắn cẩn thận nhất là khi thời tiết vừa mưa và lạnh. Nếu như cơ thể có triệu chứng bất thường do thời tiết giao mùa phải tới gặp bác sĩ để điều trị nhanh chóng. Bé yêu vốn có hệ miễn dịch non nớt hơn người lớn, vậy nên bố mẹ hãy chăm chút và chăm sóc bé một cách cẩn thận tránh những bệnh dễ mắc như dị ứng thời tiết.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....