Điểm mặt nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng còi xương ở trẻ

Thứ Tư, 24/10/2018 10:49 AM (GMT+7)

Còi xương là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Đa phần trẻ bị còi xương thường là trẻ ở độ tuổi nhỏ. Trẻ dưới 3 tuổi thì tình trạng còi xương càng lớn, bệnh còi xương khiến cho xương của trẻ thêm mềm xốp hơn bình thường và không đảm bảo được sức khỏe cho bé.

1. Thiếu vitamin D

Bệnh còi xương ở trẻ thường có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường căn bệnh này thường có nguyên nhân chính là tình trạng rối loạn khi chuyển hóa vitamin D1 hoặc là do cơ thể trẻ thiếu thốn vitmin D. Tình trạng này thường là do thiếu ánh nắng mặt trời ở trẻ sơ sinh do bố mẹ kiêng cữ quá nhiều hoặc là cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh không đúng cách  khiến cho trẻ không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Một nguyên nhân khách quan khác là do trẻ  sống trong môi trường chật chội, thiếu ánh nắng lâu dài khiến cho cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng, bên cạnh đó với những trẻ mới sinh bố mẹ lại mặc quá nhiều quần áo cho con, đặc biệt là vào mùa đông khiến cho da thịt của trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng, những trẻ sống ở khu vực cùng cao quanh năng sương mù cũng khiến cho tình trạng còi xương diễn ra ở trẻ.

2. Dinh dưỡng không hợp lý

Một nguyên nhân nữa mà bố mẹ cần phải chú ý chính là dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý, có nhiều trẻ dinh dưỡng không đủ, không được bú mẹ thường xuyên hoặc nhiều trẻ do bị tiêu chảy nhiều nên không thể hấp thu được những dưỡng chất có trong khẩu phần ăn của trẻ, đây cũng là những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng còi xương ở trẻ.

Nguyên nhân khác mà các mẹ cần chú ý là tình trạng còi xương ở trẻ cũng có thể do bố mẹ không biết cho bé ăn dặm đúng cách, cho trẻ ăn bột quá sớm hoặc ăn quá nhiều bột khiến cho khả năng hấp thu canxi của trẻ bị ức chế, nguyên nhân này càng xảy ra mạnh hơn với những trẻ đẻ non hoặc đẻ sinh đôi, những trẻ không được bú mẹ thường xuyên hoặc quá bụ bẫm khiến cho khả năng hấp thu các dưỡng chất không cân bằng và gây ra tình trạng mất cân bằng dưỡng chất ở trẻ, với những trẻ sinh ra vào mùa đông thì lại càng có nguy cơ bị còi xương cao hơn so với những trẻ khác.

Một lý do khá phổ biến khác là do chế độ ăn của bé không được bố mẹ điều chỉnh hợp lý, tức là trong chế độ ăn của trẻ không có nhiều các dưỡng chất tốt cho xương của bé như canxi , phốt pho hay các vitamin cùng với nhiều khoáng chất khác khiến cho cơ thể trẻ không hấp thu đầy đủ được chất dinh dưỡng, cũng có thể do trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa khiến cho cơ thể trẻ thiếu thốn các dưỡng chất này.

3. Các nguyên nhân khác

Tình trạng coi xương ở trẻ cũng có nguyên nhân do di truyền xảy ra, tức là trong quá trình ngươi mẹ mang thai nếu như bản thân cơ thể mẹ gặp phải tình trạng sức khỏe không tốt hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thường xuyên cũng xảy ra tình trạng này, bởi vì bệnh còi xương là căn bệnh mà khiến cho các bé bị thiếu thốn các chất gây ra suy dinh dưỡng, thiếu calo và protein khiến cho cơ thể trẻ phát triển bị chậm lụt, giảm trọng lượng cũng như chiều cao của trẻ.

Bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....