Dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kỳ cuối

Thứ Bảy, 17/11/2018 07:00 PM (GMT+7)

Bạn và con yêu của bạn đã cùng nhau vượt qua 2/3 chặng đường với những chế độ ăn vô cùng chặt chẽ để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Tháng thứ 7

che-do-an-ba-bau121

Bạn hoàn toàn có thể ăn những thứ mình thèm muốn mà ở các giai đoạn trước do ốm nghén, khó chịu chưa thể ăn được. Tuy nhiên, hãy thêm vào thực đơn nhiều thực phẩm hữu ích như gạo, ngũ cốc, các loại hạt, rau củ, hoa quả, trứng, cá, thịt...

Dù vậy, bạn cũng nên chú ý tới cân nặng của mình trong thời kỳ này nhé, vì nó rất dễ tặng cân đột biến và ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Đây cũng là thời kỳ mà nhu cầu sắt của cơ thể bà bầu rất lớn, vì thế hãy chú trọng bổ sung loại chất này. Ngoài uống thêm viên sắt, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu… Ngoài ra, cần bổ xung thêm canxi, kẽm cho cơ thể, một số thực phẩm tốt như: rong biển, tảo đỏ, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển,…

Tháng thứ 8

Tháng thứ 8 bà bầu cần hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng. Mặc dù cần nhiều nhưng bạn cũng không nên ăn quá no vào 1 bữa mà thay vào đó là chia nhỏ các bữa ra. Điều này làm giảm khả năng bị đầy, chướng bụng.

Nếu bạn tăng cân nhanh, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 0,5 kg trở lên thì nên tăng cường rau củ và trái cây, hạn chế các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường và dầu mỡ.

Giai đoạn này bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá... để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng, và không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ dưỡng như dầu gan cá, vitamin tổng hợp hay nhân sâm.

Tháng 9_ tháng cuối cùng

che-do-an-ba-bau12

Nếu bạn đã cố gắng được suốt 8 tháng qua thì tại sao lại không thể ăn uốn theo một khuôn khổ dinh dưỡng ở tháng cuối cùng này chứ.

Một số lời khuyên cho chế độ ăn uống của giai đoạn cuối cùng này.

Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.Bổ xung canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.Không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.Đây là thời kỳ cuối cùng vì vậy bạn phải vô cùng chú ý về từng bữa ăn. Trên đây là một số lời khuyên của bác sĩ, hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và con yêu chào đời một cách an toàn và mạnh khỏe.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....