Đột quỵ ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Thứ Sáu, 24/11/2023 12:16 AM (GMT+7)

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đột quỵ ở người cao tuổi (NCT) là tình trạng phổ biến hiện nay, có đến 66% trường hợp là những người trên 65 tuổi.

Theo các chuyên gia, đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não và vỡ mạch máu não. Hai dạng đột quỵ này đều nguy hiểm vì gây tổn thương mạch máu não.

Đột quỵ xuất hiện ở cả người trẻ và NCT, trong đó, NCT có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ hơn do đa bệnh lý, sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch máu não kém. NCT mắc tăng huyết áp trong thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Mỗi năm, cả nước có trên 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu và tử vong.

212_2023-49_514_331

Một số bệnh nhân đột quỵ không thể trở lại cuộc sống bình thường, để lại di chứng lớn và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, việc phát hiện sớm bệnh đột quỵ rất có lợi cho người bệnh, có thể hạn chế khả năng tử vong cũng như những di chứng sau đó.

Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ như đột ngột mất thị lực, không nhìn rõ ở một bên mắt hoặc cả hai mắt; đột ngột không nói được, nói bất thường, phát âm không rõ, không hiểu người khác nói gì; đột ngột khó di chuyển, chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn; đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân; đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể;...

Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trên đây cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời, giảm thiểu đến mức thấp nhất các di chứng.

Để phòng ngừa bệnh đột quỵ ở NCT, các bác sĩ khuyến cáo cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

Những người mắc bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, tiểu đường,... cần tuân thủ y lệnh của bác sĩ trong quá trình theo dõi sức khỏe và sử dụng thuốc điều trị bệnh tại nhà.

Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý như ăn nhiều rau xanh, trái cây; hạn chế/giảm muối và mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày; giữ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, tránh thay đổi cơ thể nóng, lạnh đột ngột.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....