Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Thận ttrongj khi dùng

Thứ Sáu, 17/05/2019 09:17 AM (GMT+7)

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, dung dịch vệ sinh phụ nữ là thuốc rửa phụ khoa chứ không phải là thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, khi dùng, chị em cũng không nên lạm dụng quá. Đặc biệt, chị em phải tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm phù hợp, chất lượng.

dung-dich-phu-sinh-phu-nu

Như bình thường thì môi trường tự nhiên của âm đạo của chị em có độ pH = 3,8 – 4,8. Trong trường hợp nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng các loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) chắc chắn cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Khuyến cáo với các chị em là những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 thì chỉ nên dùng trong trường hợp không nhiễm nấm mà thôi.

Theo BS sản phụ khoa Nguyễn Thị Hồng Minh- Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản (Bệnh viện phụ sản Trung ương) cho biết: bản thân tên gọi dung dịch vệ sinh phụ nữ đã nói lên chức năng và hiệu quả của nó.

Đây là dung dịch có tác dụng tẩy rửa được bào chế dành riêng cho việc vệ sinh “vùng kín” nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, chị em sẽ cảm thấy sạch sẽ, tự tin hơn rất nhiều.

BS Minh cho biết, chị em phụ nữ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, không có chống chỉ định khi mình mang thai hay sau sinh.

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, dung dịch vệ sinh phụ nữ là thuốc rửa phụ khoa chứ không phải là thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, khi dùng, chị em cũng không nên lạm dụng quá. Đặc biệt, chị em phải tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm phù hợp, chất lượng.

Theo BS Minh, trên thị trường hiện có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ. Khi lựa chọn sản phẩm, chị em nên lưu ý một số vấn đề. Quan trọng nhất là chị em phải tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, kiểm ra nguồn gốc xuất xứ.

Chị em cũng cần tránh dùng những sản phẩm có chứa các kim loại nặng như: Bạc, đồng, kẽm có tác dụng diệt khuẩn mạnh, có thể gây mất cân bằng sinh lý vùng kín. Tiêu chuẩn của dung dịch vệ sinh phụ nữ được bào chế phải phù hợp với độ pH có trong môi trường âm đạo. Các dung dịch này phải không gây khô, rát, không thay đổi độ pH, không làm chết vi khuẩn thường trú có lợi.

“Cũng nên lựa chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tác dụng dưỡng da, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da mềm mại như lô hội, nên dùng loại có tác dụng rửa khử mùi, nhưng tránh các thành phần có tác dụng dưỡng ẩm quá nhiều có thể gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển” – BS Minh cho biết.

Theo vị bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm lâu năm này, tốt nhất, chị em nên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, dịu nhẹ và độ dưỡng ẩm vừa phải, đã được nghiên cứu về độ an toàn tại các cơ sở y tế đầu ngành Phụ sản. Ngoài ra, sản phẩm cũng phải khẳng định được uy tín, chất lượng thể hiện qua việc đông đảo người tiêu dùng tin tưởng.

Những lưu ý khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ

Nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh phù hợp

Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn mội trường tự nhiên của âm đạo.

Bình thường, độ pH trong âm đạo dao động trong khoảng 3,8-4,2. Vì vậy, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trên thị trường đã được điều chế phù hợp với môi trường ấy.

Nếu bị viêm nhiễm, sẽ có nước rửa phụ khoa thích hợp. Chẳng hạn nếu viêm do nấm, người bệnh nên dùng loại có tính pH kiềm như Phytogyno, Bicarso. Viêm nhiễm do trùng roi trichomonas, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH a-xít hoặc có metronidazle như Lactacid, Metrogyl.P, Gynoformine…

Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên vệ sinh bên ngoài

Các dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ dùng để vệ sinh phía ngoài, không dùng để thụt rửa âm đạo hay để pha ngâm vùng kín, như cách nay vài mươi năm theo quan điểm y khoa xưa, khi chưa phát hiện vai trò của các chủng vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo. Chưa kể vùng sinh dục của phụ nữ khá nhạy cảm với các dung dịch có độ kiềm cao. Một số thành phần của thuốc như chlorine, chất khô da… dễ gây viêm âm đạo. Thụt rửa trong tình trạng viêm nhiễm âm hộ, âm đạo có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng, khiến bệnh tình trầm trọng và khó chữa hơn.

Động tác ngâm rửa âm đạo sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn có ích và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, làm viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, việc thụt rửa âm đạo là thói quen không tốt, không đem lại lợi ích, nếu không nói gây hại cho phụ nữ. Việc ngồi ngâm vùng kín trong các loại dung dịch vệ sinh cũng không đem lại lợi ích trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa.

Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh

Dung dịch vệ sinh phụ nữ (thuốc rửa phụ khoa) không phải thuốc trị bệnh.Đó chỉ là một dạng dung dịch tẩy rửa được đặc chế dành riêng cho việc vệ sinh vùng kín. Vì thế, không nên lạm dụng nó. Bản thân dung dịch này là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể, dễ gây khô, rát, thay đổi độ pH, làm chết vi khuẩn thường trú có lợi ở vùng kín.

Việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng tương tự như cách dùng xà phòng, sau đó phải rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng thuốc rửa phụ khoa để vệ sinh các vùng khác trên cơ thể.

Không nên vệ sinh vùng kín quá nhiều lần

Như chúng ta đã biết bên trong vùng kín của phụ nữ đã chứa sẵn một lượng vi khuẩn có lợi ổn định. Vì vậy việc vệ sinh quá nhiều lần trong ngày cũng không giúp vùng này sạch sẽ hơn mà còn làm chết đi những vi khuẩn có lợi này. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn chỉ nên “vệ sinh vùng kín” 1 lần/ngày.

Khi sử dụng dung dịch vệ sinh nếu thấy vùng kín bị nóng rát, đỏ bất thường và khó chịu, bạn nên ngưng sử dụng ngay và đến bác sĩ. Có thể bạn đã bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc rửa.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ không phải là thuốc trị bệnh vì thế để đảm bảo vệ sinh cho mình thì chị em cần tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh âm đạo bằng nước sạch. Tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời chẩn bệnh và điều trị đúng cách. Tránh tự ý mua thuốc rửa phụ khoa về dùng có thể xảy ra hậu quả không mong muốn có hại cho sức khỏe chị em.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....