Dùng thuốc kháng sinh cho người cao tuổi cần lưu ý những điều gì

Thứ Ba, 29/01/2019 08:03 PM (GMT+7)

Ở người cao tuổi rất hay mắc phải các bệnh bởi vì sự suy giảm về miễn dịch. Vì thế rất hay thường phải sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên có thể khi trẻ mình đã sử dụng loại thuốc đó và bây giờ sử dụng lại nó sẽ bị kháng thuốc.

Empty

Những trở ngại khi uống thuốc kháng sinh

Người cao tuổi khi dùng thuốc kháng sinh cần phải làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp. Do đặc điểm sinh lý cơ thể của người cao tuổi cho nên có nhiều điều bất lợi khi người cao tuổi sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống, khả năng hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bệnh khỏi chậm hoặc không khỏi). Mức độ hấp thu sẽ giảm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ lão hóa của từng người.

Mức độ gắn protein vào huyết tương cũng bị giảm. Khi kháng sinh gắn vào protein huyết tương giảm làm dẫn đến hiện tượng kháng sinh lưu hành dưới dạng tự do và sẽ gây độc cho cơ thể. Sự phân phối thuốc kháng sinh trong cơ thể người lớn tuổi cũng có nhiều thay đổi. Nhưng hiện tượng này sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh và trạng thái bệnh lý của từng người.

Nếu như khi người cao tuổi bị viêm thận mà dùng gentamicin thì thuốc sẽ gắn nhiều vào hồng cầu làm lượng gentamicin tăng cao trong huyết tương có thể gây thiếu máu và một số tai biến khác. Việc đào thải thuốc kháng sinh qua đường thận cũng sẽ bị giảm, đặc biệt là các loại thuốc thuộc nhóm beta-lactam, sulfamid, aminoglycosid, cotrimoxazol... Nguyên nhân là người cao tuổi có hiện tượng suy giảm nephron kéo theo suy giảm chức năng của thận.

Bên cạnh đó, ở người cao tuổi thường hay bị thiếu vitamin K. Loại vitamin này thường do một vài tạp khuẩn đường ruột tổng hợp nên nhưng do dùng các thuốc kháng sinh đào thải qua đường tiêu hóa sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn sinh vitamin K làm cho người cao tuổi thiếu đi một lượng vitamin K, giảm kali máu, nhất là những người dùng thuốc nhuận tràng kéo dài.

Mặt khác, một số vi khuẩn ở đường ruột có khả năng giáng hóa digoxin ở ống tiêu hóa. Nếu người cao tuổi dùng kháng sinh đào thải qua đường ruột quá nhiều sẽ làm tăng hấp thu digoxin và làm cho nồng độ digoxin trong huyết tương tăng cao nên độc tính cũng tăng theo. Một số thuốc sẽ có ảnh hưởng đến chức năng của gan như clindamycin, sulfamid, lincomycin, nhóm quinolon khi dùng cho người cao tuổi có chẩn đoán bị suy gan thì nên thận trọng.

Lưu ý khi sử dụng các loại kháng sinh

Empty

Một số kháng sinh có chứa hàm lượng thấp Na+, K+ tuy nhưng do dùng liều cao và thời gian dài như carboxypenicillin, penicillin có thể gây độc cho người bệnh. Nhóm aminoglycosid sẽ gây độc cho thận, cơ quan thính giác nên khi dùng cho người cao tuổi phải được theo dõi cẩn thận.

Một số thuốc kháng sinh như colistin, carbenicillin có khả năng làm giảm kali máu cho nên cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc glycosid trợ tim... Người cao tuổi nên hạn chế dùng (hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết) đối với nhóm chloramphenicol, rifamycin, nitrofurantoin.

Nếu người cao tuổi sử dụng đến thuốc kháng sinh thì cần lưu ý cách điều trên để hấp thu thuốc tốt hơn, hỗ trợ tốt hơn trong điều trị. Cần phải có sự chỉ dẫn của các bác sĩ và tránh làm dụng thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...