Duy trì ổn định mức sinh - Điểm sáng của công tác dân số Hải Phòng năm 2022

Thứ Ba, 27/12/2022 09:43 AM (GMT+7)

Năm 2022, quy mô dân số của Hải Phòng là 2.097.103 người; Duy trì ổn định mức sinh, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của toàn thành phố đạt 0,98 % (đạt kế hoạch giao).

Trong năm 2022, công tác dân số thành phố Hải Phòng luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND thành phố, Sở Y tế và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Dân số và phát triển, sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên, cán bộ dân số các cấp vượt khó và quyết tâm hoàn thành mục tiêu.

Năm 2022, thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác dân số từ thành phố đến cơ sở luôn đồng thuận, nghiêm túc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, chủ động nghiên cứu, tham mưu tổ chức có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, quyết tâm hoàn thành mục tiêu năm 2022 trong điều kiện “bình thường mới” và đạt được những kết quả nhất định:

- Quy mô dân số là 2.097.103 người; Duy trì ổn định mức sinh, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của toàn thành phố đạt 0,98 % (đạt kế hoạch giao).

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh: 66,02% đạt 101,6% kế hoạch năm. Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh: 61,23% đạt 102,1% kế hoạch năm.

- Tỷ số giới tính khi sinh: 110,97 bé trai/100 bé gái (giảm 0,03 điểm % kế hoạch giao).

- Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 48,82% tăng 8,82% kế hoạch năm.

- Tỷ lệ người cao tuổi được tư vấn quản lý sức khỏe, được khám chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình và cộng đồng đạt 70%.

- Tổng số người sử dụng mới biện pháp tránh thai hiện đại: 94.340 người đạt 104,82% kế hoạch năm.

- Các Chương trình, Đề án đã được triển khai trên toàn thành phố, phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào nỗ lực nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh thay thế, ổn định cơ cấu dân số...

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Mức sinh chưa ổn định, không đồng đều giữa các địa phương, tỷ số giới tính khi sinh ở một số địa phương vẫn còn cao, khó kiểm soát, tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ còn thấp: 50% đạt 90,9% kế hoạch năm.

dan-so-hai-phong1

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng công tác dân số Hải Phòng năm 2022 vẫn còn một số khó khăn, thách thức. Ảnh minh họa: Chi cục dân số Hải Phòng.

Để từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, thực hiện tốt các hoạt động và hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu về dân số trung ương, thành phố giao, thời gian tới ngành dân số tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp theo nội dung Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 10/01/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy; Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND thành phố; Kế hoạch số173/KH-UBND ngày 01/7/2020 của UBND thành phố Hải Phòng về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thành phố Hải Phòng và các Kế hoạch của UBND thành phố đã ban hành về thực hiện công tác dân số trong tình hình mới; Tăng cường mạnh mẽ sự tham gia phối hợp để phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển các cấp; Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức, nội dung truyền thông, giáo dục chuyển trọng tâm sang Dân số và Phát triển; tổ chức Chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng dịch vụ về dân số thường xuyên, thuận lợi, an toàn, tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công và ngoài công lập; quản lý đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn, thực hiện giám sát, đánh giá và quản lý chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả xã hội hóa cung cấp dịch vụ dân số, KHHGĐ, tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản; phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt để từng bước giải quyết đồng toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân cư./.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...